11 triệu chứng huyết áp thấp và những lời khuyên bổ ích từ bác sĩ

Theo các bác sĩ tim mạch, sự thay đổi tăng giảm thất thường của huyết áp cũng là một dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe mà ít ai để ý tới. Thực trạng hiện nay, số lượng người mắc chứng huyết áp thấp ngày càng gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ và người lớn tuổi. Cùng Microlife tìm hiểu rõ hơn về 11 triệu chứng huyết áp thấp và những lời khuyên từ các bác sĩ để phòng tránh bệnh lý nguy hiểm này.

đo huyết áp, cách đo huyết áp ở tư thế đúng

Nhận biết biểu hiện huyết áp thấp để điều trị kịp thời.

1. Tổng quan về bệnh huyết áp thấp

Trị số huyết áp trên cơ thể người được đo lường dựa trên huyết áp tâm trương (biểu thị ở số dưới của máy đo huyết áp điện tử) và huyết áp tâm thu (biểu thị ở số trên của máy đo huyết áp điện tử). Người có huyết áp ổn định dao động ở khoảng 120/80mmHg (huyết áp tâm thu: 120mmHg, huyết áp tâm trương: 80mmHg). Khi chỉ số tâm thu ở mức dưới 90mmHg hoặc huyết tâm trương ở mức dưới 60mmHg (tức trị số huyết áp < 90/60 mmHg) được cho là người mắc chứng huyết áp thấp.

Một người đo được huyết áp thấp nhưng không có những triệu chứng khác thường thì không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, người được các bác sĩ chuyên khoa chẩn đoán là đã mắc chứng huyết áp thấp hoặc có các triệu chứng huyết áp giảm đột ngột đến mức dưới 90/60 mmHg thì cần tới các cơ sở y tế uy tín để được theo dõi và điều trị khi cần thiết. Người già và người có các bệnh nền mãn tính khi đo được huyết áp ở mức báo động thì cần cực kỳ lưu tâm và điều trị bởi chứng bệnh này có thể gây nguy cơ không tưới đủ máu cho não và các cơ quan trọng cơ thể.

2. 11 triệu chứng huyết áp thấp 

Huyết áp thấp nếu không được theo dõi và kịp thời có thể dẫn tới những hậu quả tai hại cho sức khoẻ và cơ thể con người. Vậy chúng ta cùng điểm danh 11 triệu chứng huyết áp thấp dễ nhận biết nhất trên cơ thể người ở phần dưới đây:

Xem thêm:  Huyết áp là gì? Phân biệt huyết áp cao và huyết áp thấp

2.1. Hoa mắt, chóng mặt

Triệu chứng này thường xuất hiện khi bạn đột ngột thay đổi tư thế như đang nằm thì ngồi bật dậy khi đang nằm, đứng dậy ngay lập tức khi ngồi quá lâu hoặc đứng trong quá nhiều giờ đồng hồ. Nếu tình trạng hoa mắt, chóng mặt xảy ra quá thường xuyên, ta cần hết sức chú ý và kiểm tra huyết áp để điều trị kịp thời.

 Khi huyết áp bị giảm xuống thấp, người bệnh thường có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt.

2.2. Mê sảng hoặc những cơn đau đầu dữ dội

Việc người mắc chứng huyết áp thấp thường xuyên gặp phải những cơn đau đầu dữ dội có thể gây ra những phiền toái trong sinh hoạt và làm việc hằng ngày. Mỗi người lại có mức độ đau đầu khác nhau, tuy nhiên người mắc chứng huyết áp thấp sẽ đau nhiều ở vùng đỉnh đầu. Đôi khi cơn đau đầu sẽ xen kẽ việc tê nhức. 

2.3. Ngất xỉu

Người mắc chứng huyết áp thấp ở mức độ nghiêm trọng sẽ gặp triệu chứng ngất xỉu (hay đột ngột mất ý thức). Khi có triệu chứng này hãy nhanh chóng đến các cơ sở y tế uy tín để kiểm tra huyết áp và sức khỏe của bản thân. Tình trạng ngất xỉu đột ngột kéo dài có thể sẽ gây ra nguy hiểm tới cả những chấn thương khác cho cơ thể, nghiêm trọng hơn có thể nguy hiểm cho tính mạng.

hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu, tụt huyết áp sau khi ăn

Những người bị huyết áp thấp thường dễ bị choáng váng, ngất xỉu đột ngột.

2.4. Sự tập trung bị giảm 

Chứng huyết áp thấp còn dẫn tới hậu quả là khả năng tập trung của bạn có thể bị giảm sút. Bởi huyết áp thấp sẽ khiến cho máu không cung cấp đủ lượng cần thiết lên não. Từ đó, các tế bào não cũng không được nhận đủ lượng oxy cũng như chất dinh dưỡng để cơ thể hoạt động được bình thường. Chính vì lý do này khiến người mắc chứng huyết áp thấp có khả năng tập trung kém.

2.5. Thị lực giảm

Người mắc chứng huyết áp thấp nặng có thể dẫn đến việc mất thính giác hoặc giảm thị lực. Việc bị mờ mắt đột ngột sẽ gây nguy hiểm nếu bạn đang trong trạng thái di chuyển trên đường. Khi gặp phải tình trạng này, bạn nên ngồi xuống nghỉ ngơi để thị lực cũng như huyết áp trở lại được bình thường. Sau đó, hãy lập tức kiểm tra huyết áp và tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị sớm.

Xem thêm:  Điểm danh các thiết bị đo huyết áp Microlife được tin dùng nhất hiện nay

2.6. Cảm giác buồn nôn

Một dấu hiệu phổ biến thường xuất hiện ở người mắc huyết áp thấp là cảm giác buồn nôn và lợm giọng. Nước chanh cũng là một giải pháp tức thời để giảm cảm giác buồn nôn.

Huyết áp thấp nên ăn gì?, Nước chanh, mất nước, cải thiện huyết áp, Chất chống oxy hóa, điều tiết lưu thông máu, duy trì huyết áp ở mức độ ổn định

 Bị tụt huyết áp nên uống gì chớ nên bỏ qua nước chanh.

2.7. Da bị ẩm, lạnh, nhợt nhạt

Người bị huyết áp thấp, chân tay thường bị tê cóng hoặc cơ thể bị ớn lạnh từ bên trong. Nguyên nhân cụ thể dẫn tới triệu chứng này là bởi cơ thể bạn không được duy trì việc tưới và cung cấp oxy tới phần da, gây ra hiện tượng thân nhiệt bị giảm. Thức uống nóng sẽ giúp bạn phần nào tạo nhiệt cho cơ thể.

2.8. Nhịp tim và nhịp thở nhanh ngoài kiểm soát

Huyết áp xuống quá thấp dẫn tới cơ thể bị thiếu oxy một cách đáng báo động. Từ đó, tim và phổi phải hoạt động tăng cường để bù đắp được sự thiếu hụt oxy trong cơ thể và dẫn tới hiện tượng tim đập nhanh và nhịp thở nhanh hay khó thở. 

2.9. Cơ thể mệt mỏi

Mệt mỏi và chân tay rã rời thiếu sức sống là những dấu hiệu người bị huyết áp thấp thường gặp vào buổi sáng. Hoặc cảm giác mệt mỏi đến vào buổi chiều dù bạn không hề làm việc quá sức. Sự mệt mỏi này đến từ việc các chức năng từ hệ thần kinh của bạn đang bị rối loạn do sự co thắt quá mức của cơ. Việc thường xuyên ăn trái cây tươi sẽ giúp cơ thể nạp nhiều năng lượng và giúp giảm bớt cảm giác mệt mỏi.

2.10. Trầm cảm nhẹ

Nghiêm trọng hơn, người bị chứng huyết áp thấp thường có tâm trạng thất thường, thể lực uể oải, buồn bã về mặt tinh thần rất dễ dẫn tới việc bị trầm cảm.

Xem thêm:  Khí dung là gì? Tại sao không nên lạm dung trong điều trị hô hấp?

2.11. Luôn cảm thấy khát

Khi mắc chứng huyết áp thấp, cơ thể sẽ tự động đưa ra những tín hiệu từ não bộ rằng bạn cần bổ sung nước cho cơ thể. Tuy nhiên, dù bạn chưa mắc chứng huyết áp thấp thì việc uống đủ lượng nước là thói quen bạn nên duy trì để tốt cho sức khỏe.

Huyết áp thấp nên ăn gì?, uống đủ 2 lít nước, tránh mất nước

Khát nước là cách cơ thể thêm nước vào máu để làm tăng huyết áp.

3. Lời khuyên từ các bác sĩ chuyên khoa

Để phòng tránh việc mắc chứng huyết áp thấp, ta nên rèn luyện thói quen tốt như:

  • Không nên thức khuya.
  • Luôn giữ ấm cơ thể cả khi ngủ.
  • Thay đổi tư thế vận động nhẹ nhàng chứ không nên quá đường đột.
  • Gối đầu thấp khi ngủ.
  • Không ra đường khi trời nắng quá gắt.
  • Đặc biệt, với người lớn tuổi cần duy trì việc theo dõi huyết áp vì đây là đối tượng có những sự thay đổi về huyết áp đột ngột.

Duy trì theo dõi huyết áp mỗi ngày với máy đo huyết áp Microlife.

Thông qua bài viết, ta có thể thấy những ảnh hưởng không hề nhỏ của chứng huyết áp thấp đối với cuộc sống và sức khỏe. Vì vậy, chúng ta luôn cần biết cách phòng tránh và nắm được những biểu hiện bất thường để có sự chữa trị kịp thời. Đặc biệt, đừng bỏ qua việc đo huyết áp thường xuyên và đi khám sức khỏe định kỳ tại những cơ sở y tế uy tín để tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) – địa chỉ uy tín chuyên cung cấp những thiết bị chẩn đoán y khoa sử dụng tại nhà và trong các cơ sở y tế giúp bạn chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình với cách tốt nhất.

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y SINH (BIOMEQ CORP)

Nhà phân phối chính hãng tại Việt Nam.

Địa chỉ: 89 Trần Văn Dư, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM

Hotline: (028) 22 600 006 – 0972 597 600