Bệnh huyết áp cao và những triệu chứng cần biết

Trong những năm gần đây, tỷ lệ người mắc bệnh cao huyết áp có dấu hiệu tăng lên nhanh chóng, đây là một tín hiệu đáng báo động. Vậy nguyên nhân gây bệnh huyết áp cao là gì? Hãy cùng Microlife theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. 

1. Thế nào được gọi là bệnh cao huyết áp?

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành của các động mạch. Huyết áp được đo bằng đơn vị milimet thủy ngân (được viết tắt là mmHg) và được xác định qua 2 chỉ số: huyết áp tâm thu( huyết áp tối đa) và huyết áp tâm trương( huyết áp tối thiểu). Vậy bệnh cao huyết áp là khi nào? 

Bệnh cao huyết áp (hay còn gọi là tăng huyết áp) đây là bệnh lý mạn tính. Trong đó huyết áp tăng cao hơn so với mức bình thường. Theo Tổ chức Y tế thế giới WHO thì tăng huyết áp được xác định khi huyết áp tâm thu ≥ 140mmHg và huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg.

Bệnh huyết áp cao và những triệu chứng cần biết 1

2. Các nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp được chia ra làm 2 loại là tăng huyết áp nguyên pháttăng huyết áp thứ phát. Với mỗi phân loại sẽ có những nhóm nguyên nhân gây bệnh tương ứng như sau: 

2.1. Tăng huyết áp nguyên phát 

Tăng huyết áp nguyên phát (hay còn gọi được là tăng huyết áp vô căn) đây là tình trạng cao huyết áp phát triển lâu dần trong nhiều năm mà không xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Đây là loại tăng huyết áp phổ biến nhất và chiếm khoảng 95% số trường hợp mắc bệnh.

2.2. Tăng huyết áp thứ phát 

Là tình trạng cao huyết áp có thể xác nhận được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh. Tăng huyết áp thứ phát thường ít gặp hơn chiếm (khoảng 5%). Tuy nhiên, thường xuất hiện đột ngột và gây ra huyết áp cao hơn so với loại tăng huyết áp nguyên phát. Dưới đây là một số nguyên nhân thường gặp dẫn đến tăng huyết áp thứ phát:

+ Các bệnh lý về thận như: Viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn và hẹp động mạch thận.

+ Các bệnh về nội tiết: U tủy thượng thận, hội chứng Cushing do corticoid gây ra hay cường giáp,…

+ Các bệnh lý về tim mạch: Hở van động mạch chủ, hẹp eo động mạch chủxơ vữa động mạch,…

Xem thêm:  7 bài tập đơn giản cho người huyết áp cao

+ Do tác dụng phụ của thuốc như: Thuốc tránh thai, một số thuốc cường giao cảm và thuốc điều trị hen suyễn,…

+ Nguyên nhân khác: Rối loạn thần kinh, uống rượu bia và cafein quá nhiều, cao huyết áp của thai kỳ,… 

Bệnh huyết áp cao và những triệu chứng cần biết 2

3. Triệu chứng của người bị huyết áp cao 

Dưới đây là một số dấu hiệu của bệnh, nếu gặp thì bạn cần phải lưu ý để sớm phát hiện ra bệnh và có cách điều trị sớm nhất. 

3.1. Đau đầu

Đây là triệu chứng phổ biến và có sự liên quan mật thiết đến bệnh cao huyết áp. Tất cả các bệnh nhân khi mắc bệnh đều than phiền là họ liên tục bị đau đầu và có cảm giác khó chịu.

3.2. Hồi hộp 

Do bị tắc nghẽn mạch máu nên lượng oxy bị giảm, đây cũng chính là nguyên nhân khiến cho tim phải tăng cường hoạt động. Không những thế, cùng với vấn đề thì tăng huyết áp còn gây nên tình trạng có cảm giác hồi hộp, tim đập nhanh và hoạt động cơ tim bất thường.

3.3. Chóng mặt, hoa mắt 

Khi gặp phải các triệu chứng của bệnh cao huyết áp, dù là bất cứ nguyên nhân nào cũng sẽ khiến cho bạn cảm thấy bị hoa mắt và chóng mặt. Một số người còn gặp triệu chứng choáng váng, xây xẩm mặt mày và có cảm giác rất khó chịu.

3.4. Song thị 

Ở một số giai đoạn sau của bệnh cao huyết áp, người bệnh có thể gặp phải tình trạng song thị( nhìn một vật thành hai vật). Đến khi bệnh đã tiến triển nặng hơn thì có thể làm cho mắt bị mờ, thậm chí là không nhìn thấy rõ và điều này rất nguy hiểm đến thị lực.

3.5. Buồn nôn, ói mửa 

Đây chắc chắn là những triệu chứng chung của người bị bệnh cao huyết áp dù đó là nguyên nhân nào khác. 

Bệnh huyết áp cao và những triệu chứng cần biết 3

4. Những biến chứng của bệnh huyết áp cao là gì?

Một vấn đề mà được khá nhiều người quan tâm đó là những biến chứng liên quan tới tim mạch mà bệnh cao huyết áp có thể gây ra. Và dưới đây là những biến chứng của bệnh: 

4.1. Thiếu máu cơ tim

Đây là vấn đề có khá nhiều bệnh nhân đang đối mặt. Bởi khi mắc bệnh huyết áp cao, động mạch vành sẽ rơi vào trạng thái tắc nghẽn, hậu quả là lượng máu truyền tới cơ tim bị giảm rõ rệt. Khi bị thiếu máu cơ tim, sẽ có những triệu chứng như: đau ngực trái, cơn đau thường diễn ra khoảng 15 – 20 phút rồi kết thúc. Đôi khi, bệnh nhân cũng cảm thấy cơn đau nhức lan tới các cơ quan lân cận như cánh tay hoặc cằm. 

Xem thêm:  Mặt đỏ có phải là dấu hiệu của huyết áp cao?

Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra nếu bạn đang rơi vào trạng thái căng thẳng, mệt mỏi hoặc do làm việc quá sức. Tốt nhất, bệnh nhân cần dành thời gian nghỉ ngơi phù hợp để làm dịu cơn đau.

4.2. Phì đại thất trái 

Bên cạnh đó thì huyết áp cao cũng để lại biến chứng đó là phì đại thất trái. Trong đó đa số các bệnh nhân là người cao tuổi hoặc thừa cân hay béo phì. Nguyên nhân khiến tâm thất trái phì đại là do những áp lực mà chúng phải chịu khi bị mắc bệnh huyết áp. 

Nếu chúng ta không thể kiểm soát được bệnh tốt, bệnh phì đại thất trái có thể gây các tình trạng suy tim, đột quỵ hoặc nghiêm trọng hơn đó là đe dọa tới tính mạng con người. Nếu như bạn có cảm giác khó thở khi vận động hay tim đập nhanh và mạnh, cơ thể rất hay rơi vào trạng thái mệt mỏi nếu đang làm việc quá sức.

4.3. Một số biến chứng khác 

Khi bị huyết áp cao, người bệnh thường phải đối mặt với rất nhiều biến chứng khác nhau. Ngoài 2 biến chứng kể trên, người bệnh còn có rủi ro gặp phải tai biến mạch máu não hay xơ vữa động mạch và thậm chí ảnh hưởng tới mắt. Chính vì thế, việc đi thăm khám và kiểm tra định kỳ sức khỏe là thực sự rất cần thiết. 

Bệnh huyết áp cao và những triệu chứng cần biết 4

5. Cách điều trị bệnh cao huyết áp mang lại hiệu quả cao

Để ngăn ngừa bệnh cao huyết áp xảy ra bạn hoàn toàn có thể áp dụng những cách điều trị sau đây để mang lại hiệu quả tốt nhất. 

5.1. Thể thục, thể thao thường xuyên 

Đây không chỉ là phương pháp có thể điều trị bệnh cao huyết áp mà còn rất tốt cho cơ thể của chúng ta. Vận động xương cốt cho cơ thể dẻo dai, khí huyết lưu thông, cơ bắp săn chắc và đẩy lùi nhiều căn bệnh mãn tính. Bạn nên thể dục 30 phút mỗi ngày vào buổi sáng hoặc vào buổi tối. Có thể chọn những bài tập nhẹ như: đi bộ, chạy bộ, bóng chuyền,…để phù hợp với sức khỏe của từng người. Không nên tập thể dục vào buổi trưa nắng, sau bữa ăn hay tập quá độ.

Xem thêm:  Chỉ số huyết áp cho ta biết được những điều gì?

5.2. Thực hiện và duy trì chế độ ăn uống khoa học 

Việc duy trì chế độ ăn uống khoa học chính là một trong những điều quan trọng có thể giúp bạn cân bằng được sức khỏe và ngăn ngừa được bệnh huyết áp cao: 

+ Điều đầu tiên và quan trọng là phải bổ sung rau, củ quả cho cơ thể.

+ Ăn ngày đủ 3 bữa, tuyệt đối không được bỏ bữa sáng và nên ăn uống đúng giờ.

+ Hạn chế sử dụng các thực phẩm giàu chất béo như: thịt mỡ, pho mát, kem, thực phẩm chiên rán dầu mỡ…

+ Ăn đầy đủ các chất protein, đường bột, vitamin, chất xơ và đạm trong một bữa ăn.

+ Tăng cường ăn cá nhiều hơn thay vì ăn thịt. Nên ăn ít nhất từ 2 – 3 lần cá trong một tuần. Nếu ăn thịt thì bạn nên chọn thịt nạc hoặc thịt gia cầm.

+ Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn mỗi ngày. Với những người thích ăn mặn thì điều này sẽ khiến bữa ăn trở nên mất vị. Tuy nhiên, đây là điều cần thiết nếu bạn muốn ổn định huyết áp.

5.3. Hạn chế uống rượu bia và không sử dụng thuốc lá 

Đàn ông không nên uống quá 21 đơn vị rượu mỗi tuần, không quá bốn đơn vị trong một ngày và có ít nhất hai ngày không uống rượu bia một tuần. Phụ nữ không nên uống quá 14 đơn vị rượu mỗi tuần, không quá ba đơn vị một ngày và có ít nhất hai ngày không uống rượu/ tuần. Phụ nữ mang thai không nên uống rượu bia. Một đơn vị là khoảng nửa cốc bia hoặc là hai phần ba của một ly rượu nhỏ.

Bệnh huyết áp cao và những triệu chứng cần biết 5

Như vậy trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn nguyên nhân gây bệnh huyết cao là gì và những thông tin cần thiết liên quan đến bệnh. Hi vọng với những kiến thức bổ ích này sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn mỗi ngày. Ngoài ra nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết cần bất cứ sự hỗ trợ nào thì có thể liên hệ với Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh Biomeq qua hotline (028) 22 600 006 – 0972 597 600 để được giúp đỡ kịp thời.