Tăng huyết áp về đêm có nguy hiểm không?

Huyết áp là một bệnh cần được điều trị để giữ cho chỉ số ở trạng thái ổn định. Tuy nhiên, do một vài tác động từ bên ngoài nên không thể kiểm soát được dẫn đến tình trạng tăng huyết áp về đêm. Cùng Microlife đi tìm hiểu vấn đề này rõ hơn thông qua nội dung có trong bài viết này.

1. Tình trạng tăng huyết áp về đêm là gì?

Theo nghiên cứu, khi về đêm huyết áp thường thay đổi do đó sinh lý của cơ thể cũng thay đổi, vì vậy mà khi so với ban ngày thì chỉ số huyết áp về đêm thường thấp hơn 10 – 15mmHg. Bởi lúc này cơ chế hoạt động của hệ đối giao cảm và hệ thần kinh giao cảm hoạt động giảm đi. Nên hệ tim và mạch máu cũng hoạt động giảm đi xuống.

Nhưng huyết áp về đêm lại tăng được xác định khi sử dụng máy huyết áp liên tục, và đo được bắt đầu từ khi lên giường ngủ đến khi dậy có chỉ số là > 120/70 mmHg. 

Tăng huyết áp về đêm có nguy hiểm không? 1

2. Nguyên nhân xảy ra tình trạng tăng huyết áp về đêm

Huyết áp bị tăng về đêm được phân chia làm 2 nguyên nhân chính, rõ ràng như sau:

2.1. Cơ thể đăng có tiền sử về bệnh

Một số căn bệnh dưới đây chúng sẽ là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng đột nhiên bị tăng huyết áp về đêm:

  • Chưa kiểm soát tốt tình trạng bệnh tăng huyết áp.
  • Khi ngủ bị mắc hội chứng tự nhiên ngưng thở.
  • Trong người có bệnh lý về thận và bệnh đái tháo đường, hay bệnh tim mạch.
  • Mắc một số vấn đề về tuyến giáp.
  • Hệ thần kinh trung ương phải hoạt động một cách bất thường bảo gồm các việc như: mất ngủ, rối loạn nhận thức, từng bị đột quỵ và khi có tuổi sẽ bị suy yếu dần dần. 
Xem thêm:  Đột quỵ có cứu được không? Có thể hồi phục hoàn toàn không?

2.2. Do chế độ sinh hoạt hằng ngày 

Chế độ sinh hoạt hằng ngày chưa làm việc có khoa học cũng là một phần làm tăng tình trạng tăng huyết áp về đêm như:

  • Ăn muối nhiều với liều lượng không hợp lý.
  • Phải thường xuyên dậy hoạt động làm việc vào ban đêm.
  • Hay sử dụng thuốc lá.
  • Cơ thể đang rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm, stress.

Tăng huyết áp về đêm có nguy hiểm không? 2

3. Những đối tượng có nguy cơ bị tăng huyết áp về đêm

Tình trạng tăng huyết áp về đêm rất có thể là dấu hiệu báo trước người đó sẽ mắc bệnh về tim mạch. Cần phải được xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng về sau.

  • Quên uống thuốc hoặc uống thuốc huyết áp sai với liều lượng cho phép, không tuân theo chỉ định của bác sĩ. 
  • Chế độ ăn hằng ngày bị thừa nhiều muối.
  • Trong người đã mắc sinh hoạt các bệnh về tim mạch, bệnh đái tháo đường, bệnh tuyến giáp hoặc bệnh thận.
  • Trong cuộc sống hay phải lo lắng, tâm lý không ổn định và stress nặng.
  • Phải làm việc về đêm lâu ngày.
  • Đã có tuổi tác.

4. Sự nguy hiểm khi bị tăng huyết áp về đêm 

Bệnh nhân thường không hay chú ý vào một số biểu hiện lạ thường về triệu chứng tăng huyết áp về bạn đêm khi đang ngủ. Vì vậy mà người mắc phải không thể đưa đi cấp cứu kịp thời khi biến chứng trở nên rõ rệt. Không những thế, khi thuốc huyết áp đã được kê đơn đủ để sử dụng ban ngày, khi ban đêm bệnh tái phát không còn thuốc uống nữa. 

Xem thêm:  Bảng chỉ số huyết áp tiêu chuẩn: Điểm mấu chốt để kiểm tra sức khỏe tim mạch

Đặc biệt về đêm huyết áp thường giảm thấp so với ban ngày, nên chỉ cần đo huyết áp về đêm mà chúng có chỉ số ở mức trung bình chắc chắn đây là điều đáng phải lo ngại. Nhất là khi bệnh nhân tăng huyết áp về đêm thường không dễ phát hiện để xử lý kịp thời, dẫn đến tình trạng bệnh trở nặng. 

Khi bệnh nhân bị tăng huyết áp về đêm cần làm theo chỉ định của bác sĩ. Lưu ý, phải dự phòng máy Hotel huyết áp trong nhà để phòng khi cần thiết. Cụ thể huyết áp tăng vào ban đêm sẽ là lúc chúng có chỉ số trung bình của bạn ngày, vượt quá mức 120/70 mmHg. 

Tăng huyết áp về đêm có nguy hiểm không? 3

5. Cách điều trị và phòng ngừa khi huyết áp tăng về đêm 

Khi mắc căn bệnh này chắc chắn bệnh nhân phải điều trị bằng thuốc trong thời gian dài. Hơn nữa, phải có thuốc uống kịp thời khi huyết áp tăng cao. Cần uống ngay để tránh rơi vào các bệnh như: thiếu máu cơ tim hoặc máu thiếu oxy nghiêm trọng. 

Hoặc bạn có thể đổi lịch thời gian uống thuốc thường xuyên vào buổi tối thay vì uống thuốc vào ban ngày. Ngoài ra, các bệnh quan trọng như mất ngủ bạn cần điều trị dứt điểm. Bởi mất ngủ chính là một trong những nguyên nhân thông thường làm cho huyết áp bị tăng vào ban đêm. 

Đặc biệt bạn cần lưu ý về chế độ ăn uống và sinh hoạt hằng ngày sao cho hợp lý. Tốt nhất vẫn nên làm theo chỉ dẫn lời khuyến cáo từ bác sĩ. Tránh những đặc điểm có nguy cơ cao khiến huyết áp tăng về ban đêm. 

  • Cần phải luôn giữ cơ thể trong trạng thái vui vẻ và lạc quan. 
  • Nên đi ngủ sớm tránh bị mất giấc, không làm việc về đêm khuya. 
  • Trong chế độ ăn cần giảm lượng muối và không sử dụng các chất kích thích thích gây hại cho cơ thể.
  • Điều trị các bệnh lý trong người dứt điểm. 
Xem thêm:  Tiền sản giật và huyết áp cao khi mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý

Tăng huyết áp về đêm có nguy hiểm không? 4
Thông qua nội dung trên bạn đã biết được tăng huyết áp về đêm nguy hiểm như thế nào. Đồng thời cũng giúp các bệnh nhân đang bị huyết áp cần cải thiện bệnh tình của bản thân ra sao. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc cần được giải đáp kỹ lưỡng, vui lòng liên hệ đến Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) qua hotline: (028) 22 600 006 – 0972 597 600.