Huyết áp tâm trương cao bệnh gì? Cách phòng tránh hiệu quả

Tổ chức y tế thế giới WHO nhấn mạnh, tăng huyết áp tâm trương là một trong những nguyên nhân gây tử vong thường gặp nhất ở con người. Vậy huyết áp tâm trương cao nguy hiểm như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Microlife sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về những thông tin bổ ích xoay quanh biến chứng này.

1. Huyết áp tâm trương cao

Huyết áp tâm trương là gì? Huyết áp tâm trương thể hiện lực tác động bởi máu lên động mạch ở thì tâm trương. Theo các chuyên gia, tăng huyết áp tâm trương là do các thành động mạch nhỏ trong cơ thể hẹp hơn bình thường. Điều này khiến máu chảy qua các tiểu động mạch bị nén lại, do đó làm tăng huyết áp.

Huyết áp tâm trương của người bình thường dao động trong khoảng từ 60 – 80mmHg. Áp suất tâm trương cao là khi chỉ số dao động từ 90mmHg trở lên lúc này mạch máu sẽ trở nên ít đàn hồi, cứng lại và xơ vữa.

Huyết áp tâm trương cao

2. Dấu hiệu nhận biết huyết áp tâm trương cao

Tăng huyết áp thường khó nhận biết hoặc không có triệu chứng rõ ràng. Người bệnh thường chỉ phát hiện khi kiểm tra sức khỏe hay bệnh đã tiến triển vào đợt cấp. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo nếu tình trạng huyết áp tâm trương quá cao.

+ Đau vùng đỉnh đầu, 2 bên thái dương. Trường hợp bị cơn tăng huyết áp ác tính thì có cảm giác đau đầu dữ dội

+ Thường xuyên có dấu hiệu xây xẩm mặt mày, chóng mặt và kèm theo ù tai hoa mắt.

+ Khó ngủ về đêm, giấc ngủ trằn trọc không yên.

+ Đau bụng tiêu chảy, buồn nôn, một số trường hợp x8uất hiện tình trạng chảy máu mũi.

+ Tim đập nhanh, mạnh

+ Suy giảm thị lực 

Dấu hiệu nhận biết huyết áp tâm trương cao

3. Nguyên nhân khiến huyết áp tâm trương cao

Theo các chuyên gia y tế, nguyên nhân làm cho huyết áp tâm trương cao vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên, có những yếu tố góp phần làm tăng nguy cơ dẫn đến huyết áp tâm trương tăng như:

Xem thêm:  Nhịp tim bình thường của thai nhi: Các dấu hiệu để theo dõi sức khỏe của bé

Tuổi và giới tính

Tuổi và giới tính là hai nguy cơ hàng đầu, 90% người bị cao huyết áp do độ tuổi gây nên. Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi sẽ có khả năng mắc bệnh cao hơn so với người trẻ tuổi. Nam giới thường có nguy cơ huyết áp tâm trương cao hơn phụ nữ.

Tiền sử gia đình

Nếu cha hoặc mẹ bị tăng huyết áp, người con sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh này do di truyền. Theo đó, nếu cha mẹ bị tăng huyết áp tâm trương đơn độc thì người con cũng sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp tâm trương.

Chủng tộc

Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn so với người da trắng cũng như các chủng tộc khác. Người mỹ gốc Phi dễ bị tăng huyết áp khi còn trẻ đồng thời nguy cơ tử vong sớm do các biến chứng của bệnh cao huyết áp tâm trương cũng tăng theo.

Lối sống

Ngoài những yếu tố trên thì lối sống không lành mạnh cũng là nguyên nhân chính gây nên tăng huyết áp ở tâm trương, điển hình như là:

+ Thói quen hút thuốc lá

+ Lười vận động thể lực

+ Chế độ ăn mặn

+ Ăn nhiều chất béo bão hòa, mỡ động vật

+ Uống nhiều rượu bia hoặc các thức uống có cồn

+ Lạm dụng chất kích thích như: Cafe, Amphetamin,….

Chế độ sống không lành mạnh

Thuốc men

Nhiều loại thuốc có thể gây ra sự tăng huyết áp tạm thời hoặc làm cho tình trạng bệnh trở nên nặng hơn. Một số loại thuốc như: Thuốc chống không viêm (naproxen, aspirin) hoặc thuốc ngừa thai, thuốc giảm đau có chứa pseudoephedrine,…

Xem thêm:  Bị COVID-19 nhưng không sốt: Nguyên nhân và triệu chứng

4. Huyết áp tâm trương cao nguy hiểm như thế nào

Huyết áp tâm trương cao ảnh hưởng nhiều đến tim mạch, tăng nguy cơ biến chứng, đột quỵ và thậm chí là tử vong do những biến chứng cụ thể như:

Tổn thương động mạch: Điều này có thể dẫn tới cứng và làm dày thêm các động mạch khiến đau tim hoặc các biến chứng khác về tim mạch.

Phình động mạch: Huyết áp tăng làm khiến các mạch máu của bạn yếu đi và phình ra đe dọa tính mạng của bạn.

Suy tim: Tăng huyết áp gây áp lực cho tim, làm tim suy yếu và hoạt động kém hiệu quả.

Hội chứng chuyển hóa: Là một nhóm các rối loạn chuyển hóa cơ thể, bao gồm: Tăng vòng bụng, nồng độ insulin cao,…

Bệnh động mạch vành: Động mạch bị thu hẹp và tổn thương, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp máu cho tim. Khi máu không thể chảy tự do đến tim, bạn có thể bị đau ngực, đau tim.

Suy giảm trí nhớ: Hẹp động mạch có thể khiến lượng máu lưu thông đến não bị hạn chế gây nên tình trạng suy giảm nhận thức, mất trí nhớ.

Độ nguy hiểm của việc tăng huyết áp tâm trương

5. Cách phòng ngừa huyết áp tâm trương cao 

Từ những chia sẻ ở trên về tính chất nguy hiểm của bệnh tăng huyết áp tâm trương, có thể thấy việc thực hiện các biện pháp giúp giảm thiểu khả năng mắc bệnh này là vô cùng cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp bạn có thể tham khảo qua.

Kiểm tra huyết áp thường xuyên

Kiểm tra huyết áp thường xuyên là biện pháp quan trọng để phát hiện sớm và có cách điều trị hợp lý. Mọi người có thể kiểm soát thông qua việc khám sức khỏe định kỳ hay những buổi thăm khám tại các cơ sở y tế. Trang bị máy đo huyết áp cá nhân trong gia đình không chỉ giúp phát hiện sớm các thành viên mắc bệnh mà còn giúp theo dõi những người bị tăng huyết áp trong gia đình.

Xem thêm:  BIOMEQ - 12 năm đồng hành cùng sức khỏe cộng đồng

Chế độ dinh dưỡng

Hạn chế ăn quá mặn, tăng cường ăn nhiều loại rau xanh và hoa quả tươi. Ăn vừa phải các loại thức ăn chứa nhiều chất béo và cholesterol đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ các loại vitamin, khoáng chất, các yếu tố vi lượng cho cơ thể đặc biệt là kali.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Chế độ thể dục thể thao

Duy trì chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng từ 18.5 đến dưới 30, đặc biệt là giữ vòng eo dưới 90cm cho nam và dưới 80cm cho nữ. Tập thể dục, đi bộ, đi xe đạp đều đặn khoảng 30 – 60 phút mỗi ngày. Cố gắng duy trì như một thói quen. Ngoài ra chúng ta cần hạn chế tránh lo âu, căng thẳng bằng cách sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý.

Tăng huyết áp ở tâm trương rất nguy hiểm vì vậy người bệnh cần chủ động phát hiện bệnh sớm để có hướng giải quyết kịp thời. Hiện nay trên thị trường Công Ty Cổ Phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) đang cung cấp rất nhiều trang thiết bị hiện đại giúp bạn vừa chủ động ngăn ngừa cũng như phát hiện ra sớm bệnh. Với thâm niên lâu năm trong nghề cùng với đội ngũ nhân viên chất lượng đảm bảo mang đến sự trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Vui lòng liên hệ qua Tel: (028) 600 006 – Hotline: 0972 597 600 của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) để được tư vấn.