“Bị động chờ đột quỵ” – Thực tế đáng ngại của nhiều người Việt Nam hiện nay

PNO – Đột quỵ được nhắc đến là nguyên nhân có thể cướp đi tính mạng con người bất cứ lúc nào nhưng hầu hết người Việt vẫn coi đột quỵ rất “hên xui” và không có phương pháp phòng tránh cụ thể. Nhiều người chấp nhận “chờ” đột quỵ ghé thăm mới có biện pháp hoặc đơn giản là phó mặc cho số phận.

Đột quỵ không hiếm như mọi người vẫn tưởng

Theo thống kê, trên thế giới, hằng năm có khoảng 15 triệu người đột quỵ. Trung bình mỗi 45 giây có 1 người bị đột quỵ và mỗi 3 phút có một người tử vong. Tại TPHCM, mỗi ngày có thêm 300 bệnh nhân bị đột quỵ và con số này có thể tăng lên. Độ tuổi phổ biến của các nạn nhân là khoảng 55 tuổi nhưng thực tế, đột quỵ tại Việt Nam đang có xu hướng trẻ hóa với tốc độ 2% mỗi năm. Như vậy có nghĩa, đột quỵ có thể “ghé thăm” bất cứ ai và người trẻ đã không còn an toàn trước đột quỵ như trước kia nữa.

“Bị động chờ đột quỵ” - Thực tế đáng ngại của nhiều người Việt Nam hiện nay- Hình 1

Độ tuổi phổ biến của các nạn nhân là khoảng 55 tuổi trở lên – Ảnh: Biomeq

Hầu hết các bệnh nhân đều không thể qua khỏi, số còn lại phải gánh những thương tật vĩnh viễn, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Mặc dù những con số về đột quỵ ngày càng tăng cao với tốc độ nhanh hơn nhưng có một thực tế là phần lớn người Việt Nam không có nhận thức đúng đắn về căn bệnh này. Hầu hết mọi người vẫn coi đột quỵ là căn bệnh “xui thì gặp” thay vì coi đó là mối nguy hiểm thường trực.

Xem thêm:  Dấu hiệu đột quỵ bạn cần nắm và những phương pháp phòng ngừa đột quỵ

Bạn Hoàng Linh (33 tuổi, nhân viên văn phòng, TPHCM) cho biết: “Mặc dù mình làm việc cường độ cao và cũng được nhắc nhở về nguy cơ đột quỵ nhưng mình nghĩ không phải ai cũng dễ bị đột quỵ như vậy. Thực tế là nhiều người không làm việc nhiều nhưng vẫn bị đột quỵ nên mình không lo lắng cho lắm, chưa kể độ tuổi của mình nguy cơ cũng thấp hơn các bác cao tuổi”.

Nếu như bạn Hoàng Linh tin rằng độ tuổi của mình chứa nhiều nguy cơ, thì ở độ tuổi 56, ông Nguyễn Tùng (đã nghỉ hưu, Hà Nội) vẫn lạc quan không kém: “Không phải cứ ai cao tuổi hay bị tăng huyết áp cũng dễ bị đột quỵ. Tôi bị tăng huyết áp đã hơn 10 năm nay nhưng vẫn khỏe mạnh nên chắc sẽ ít nguy cơ mắc đột quỵ”.

Có thể nói, suy nghĩ “chắc nó chừa mình ra” khi nhắc đến đột quỵ chính là một trong những nguyên nhân khiến con số tử vong, thương tật do đột quỵ gia tăng và dần trẻ hóa tại Việt Nam.

“Bị động chờ đột quỵ” - Thực tế đáng ngại của nhiều người Việt Nam hiện nay- Hình 2

Nhiều trường hợp vẫn coi đột quỵ là căn bệnh “xui thì gặp” – Ảnh: ShutterStock

Phòng chống đột quỵ hiệu quả ngay tại nhà

Bên cạnh suy nghĩ chủ quan, một nguyên nhân khác khiến đột quỵ tăng cao chính là nhiều người Việt vẫn chưa biết cách phòng tránh đột quỵ, thậm chí không tin có thể phòng tránh “tử thần” này.

Xem thêm:  Các cách làm giảm cao huyết áp đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà

Theo các bác sĩ, thời gian “vàng” để cấp cứu đột quỵ là khoảng 3-4 giờ đầu tiên khi bệnh nhân khởi phát đột quỵ. Sau khi được can thiệp, người bệnh sẽ có khả năng hồi phục đến 80%. Tuy nhiên, sau thời gian này, vùng não tai biến sẽ bị hư hại và rất khó trở lại bình thường.

Thời gian “vàng” để cấp cứu đột quỵ là khoảng 3-4 giờ đầu tiên - Ảnh: Biomeq
Thời gian “vàng” để cấp cứu đột quỵ là khoảng 3-4 giờ đầu tiên – Ảnh: Biomeq

Tương tự, với người trẻ, việc theo dõi huyết áp, nhịp tim cũng là cách để họ yên tâm hơn với sức khỏe của mình, chủ động ngăn chặn đột quỵ, giảm nguy cơ tàn tật và tử vong do đột quỵ gây ra.

Đó là lý do Biomeq – Công ty cổ phần Thiết Bị Y Sinh đã quyết định lựa chọn máy đo huyết áp Microlife để phân phối tại thị trường Việt Nam nhằm mang đến biện pháp phòng tránh đột quỵ đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm ngay tại mỗi gia đình.

Là sản phẩm của thương hiệu thiết bị y tế hàng đầu thế giới, máy đo huyết áp Microlife B2 Basic và B3 Basic cam kết cho ra kết quả chính xác. Hai sản phẩm này đã được kiểm nghiệm lâm sàng bởi Hiệp hội tăng huyết áp Anh Quốc (BHS) và đạt mức điểm cao nhất A/A. Điều đó có nghĩa, máy có thể đưa ra chỉ số chính xác về huyết áp, nhịp tim để người bệnh nắm được tình trạng cơ thể ngay tại nhà thay vì tốn chi phí đến bệnh viện. Bên cạnh đó, công nghệ Pulse Arrhythmia Detection (PAD) cảnh báo rối loạn nhịp tim cũng góp phần giúp bệnh nhân đánh giá được tình trạng cơ thể. Có đến 80% rối loạn nhịp tim sẽ được phát hiện bởi công nghệ PAD nên người dùng có thể an tâm vì chỉ số cơ thể luôn được theo dõi sát sao chỉ với một thiết bị.

Xem thêm:  Đột quỵ: Khả năng phục hồi sau phẫu thuật mà bạn cần biết
Công nghệ PAD cảnh báo rối loạn nhịp tim - nguy cơ hàng đầu của đột quỵ
Công nghệ PAD cảnh báo rối loạn nhịp tim – nguy cơ hàng đầu của đột quỵ

Ngoài ra, cả hai máy B2 Basic và B3 Basic đều rất dễ sử dụng, có khả năng tự động kiểm tra độ vừa vặn túi hơi khi đo, giúp trải nghiệm đo êm ái hơn. Đặc biệt, người dùng cũng không cần lo lắng về độ bền của máy vì hãng Microlife có chính sách bảo hành 5 năm cho thân máy, 2 năm cho túi hơi và bảo hành 1 đổi 1 nếu có lỗi phát sinh.

Với mức độ nguy hiểm của mình, đột quỵ luôn nằm trong nhóm những căn bệnh nguy hiểm nhất. Nhưng với máy đo huyết áp Microlife, đột quỵ có thể hoàn toàn chủ động phòng ngừa, giúp người dùng yên tâm tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Để tìm hiểu kỹ hơn về máy đo huyết áp B2 Basic và B3 Basic vui lòng truy cập: https://microlife.com.vn/kiemsoathuyetap/

Theo nguồn: Biomeq