Những triệu chứng điển hình của bệnh tăng huyết áp

Tình trạng tăng huyết áp thường xuyên xảy ra với đối tượng trong độ tuổi từ trung niên đến cao tuổi, khiến cho sức khỏe con người bị hao hụt và nghiêm trọng, nhất là ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì thế, việc tìm hiểu và nhận biết về các triệu chứng điển hình của tăng huyết áp có vai trò cực kỳ quan trọng. Trong nội dung của bài viết sau đây, Microlife sẽ cập nhật cho các bạn đọc những thông tin xoay quanh vấn đề này.

Những triệu chứng điển hình của bệnh tăng huyết áp

1. Tình trạng tăng huyết áp là gì?

Theo y học, huyết áp là chỉ số áp lực của dòng màu trong cơ thể lên thành mạch với cấu tạo bao gồm 2 phần chính: chỉ số huyết áp tâm thu và chỉ số huyết áp tâm trương. Khi tìm hiểu về tình trạng tăng huyết áp, chúng ta cần nắm được 2 khái niệm chính bao gồm tăng huyết áp và cơn tăng huyết áp.

Tăng huyết áp 

Là bệnh lý có mầm mống phát triển dần dần trong một khoảng thời gian dài, đa phần được người bệnh phát hiện ra khi xuất hiện những triệu chứng mới. Tình trạng tăng huyết áp được chia thành 2 thể: tăng huyết áp tiên phát (hay còn được gọi là tăng huyết áp không có nguyên nhân) và tăng huyết áp thứ phát (hay còn được gọi là tăng huyết áp có nguyên nhân). 

Những triệu chứng điển hình của bệnh tăng huyết áp 2

Cơn tăng huyết áp 

Là tình trạng chỉ số huyết áp tăng cao hơn mức 180/120mmHg. Dựa trên những khuyến cáo đến từ Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, tình trạng tăng huyết áp diễn ra khi chỉ số huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và chỉ số huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg. Cơn tăng huyết áp thông thường được chia thành 2 loại: tăng huyết áp khẩn cấp và tăng huyết áp cấp cứu.

Xem thêm:  Cách đo huyết áp chuẩn nhất 2024 theo hướng dẫn của Bộ Y tế

2. Nguyên nhân gây ra tình trạng tăng huyết áp

Đa phần tình trạng tăng huyết áp xảy ra với nguyên nhân không rõ ràng, trong đó chỉ có khoảng 10% trường hợp tăng huyết áp có nguyên nhân cụ thể bao gồm:

– Có bệnh lý về thận ở mức độ cấp hoặc mãn tính: bệnh lý viêm cầu thận cấp, sỏi thận, thận đa nang, suy thận, thận ứ nước hay viêm thận kẽ.

– Bị hẹp động mạch thận, u tủy thượng thận, hội chứng Conn hoặc hội chứng Cushing.

– Sử dụng các thuốc kháng viêm không chứa steroid, thuốc corticoid hoặc thuốc tránh thai.

– Bị bệnh lý về tuyến giáp, tuyến yên hay yếu tố tâm thần.

3. Các triệu chứng điển hình của tình trạng tăng huyết áp

Tình trạng tăng huyết áp thường chuyển biến một cách thầm lặng và ít biểu hiện ra ngoài một cách rõ ràng. Thông thường bệnh nhân phát hiện ra tình trạng của mình khi khám định kỳ hoặc có những triệu chứng mới xuất hiện, cụ thể như:

Các triệu chứng điển hình của tình trạng tăng huyết áp

– Một số trường hợp bị tăng huyết áp có triệu chứng hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu, ù tai hay mất ngủ.

– Một số trường hợp có biểu hiện dữ dội hơn như triệu chứng đau nhói vùng tim, thở gấp, da tái xanh, mặt đỏ bừng, tinh thần hồi hộp, nôn ói, đánh trống ngực hay suy giảm thị lực.

4. Một số phương pháp cải thiện tình trạng tăng huyết áp

Tăng huyết áp trong một khoảng thời gian dài có thể dẫn đến biến chứng đột quỵ gây nguy hiểm đến tính mạng, chính vì thế người bệnh cần phải áp dụng những phương pháp phù hợp để cải thiện sức khỏe và ngăn ngừa những chuyển biến xấu.

Đối với chế độ ăn uống hàng ngày:

– Người bệnh hạn chế sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối trong các bữa ăn hàng ngày, không nên sử dụng muối quá liều lượng 1.500mg (tương đương với khoảng một nửa thìa cà phê).

Xem thêm:  'Bảo vệ gia đình phòng ngừa đột quỵ'- Chương trình hay nên xem trong tháng 11

– Không nên sử dụng các thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao như gan, tạng hay mỡ động vật.

Chế độ dinh dưỡng phù hợp khi điều trị bệnh huyết áp thấp, Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, trái cây, rau, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt, cá nạc. Không ăn quá nhạt, không ăn quá mặn, ăn bữa nhỏ, ít carb, cải thiện huyết áp

– Bổ sung vào chế độ ăn uống các thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau xanh hay củ quả, nên bổ sung từ 2 đến 3 bữa cá hàng tuần, lựa chọn các loại có giàu chất omega-3 như cá ngừ, cá thu, cá hồi hay cá mòi. Sử dụng ngũ cốc nguyên hạt, sữa ít béo thay thế cho các loại sữa có chứa nhiều đường thông thường.

– Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể, trung bình dao động trong khoảng từ 1,5 đến 2 lít mỗi ngày, tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm có chứa chất kích thích như rượu bia, trà hay cà phê đậm đặc.

Đối với chế độ sinh hoạt hàng ngày

– Vận động tập thể dục với mức độ vừa phải, khoảng từ 30 đến 60 phút mỗi ngày, sinh hoạt đúng giờ giấc, ngủ đủ 8 tiếng một ngày và không nên thức khuya.

Đối với chế độ sinh hoạt hàng ngày

– Sử dụng thuốc theo kê đơn của bác sĩ với liều lượng quy định và uống thuốc đúng giờ để đạt được kết quả tốt nhất.

– Không nên làm các việc nặng thường xuyên như bưng vác, lao động quá độ hay hoạt động quá lâu dưới điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đồng thời hạn chế các tư thế đứng dậy hay ngồi xuống đột ngột để tránh tình trạng cơ thể cảm thấy hoa mắt và chóng mặt.

– Khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra huyết áp thường xuyên và tiến hành xét nghiệm những chỉ số cơ bản của cơ thể.

5. Nên mua sản phẩm thiết bị y tế đo chỉ số huyết áp ở đâu cho chất lượng? 

Để hạn chế tình trạng tăng huyết áp xảy ra đột ngột, người bệnh cần phải theo dõi các chỉ số huyết áp một cách thường xuyên. Chính vì thế, việc lựa chọn thiết bị y tế đo chỉ số huyết áp chất lượng có vai trò vô cùng quan trọng, người bệnh cần phải lựa chọn địa điểm cung cấp uy tín.

Xem thêm:  Có nên chọn phẫu thuật để điều trị suy tim?

Nên mua sản phẩm thiết bị y tế đo chỉ số huyết áp ở đâu cho chất lượng? 

Microlife là công ty dẫn đầu thị trường trong lĩnh vực sản xuất và phát triển các thiết bị chẩn đoán y tế như nhiệt kế điện tử, máy xông mũi họng, máy đo nồng độ oxy và đặc biệt là máy đo huyết áp. Thiết bị y tế của công ty luôn đảm bảo về chất lượng, tất cả sản phẩm đều được kiểm nghiệm lâm sàng về độ an toàn và được các tổ chức lớn trên thế giới như Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu (EHS), Hiệp hội tăng huyết áp Anh quốc (BHS) và Hiệp hội Đức (GS) khuyên dùng.

Microlife luôn đặt lợi ích của người sử dụng lên hàng đầu với các chính sách chăm sóc khách hàng cực kỳ tận tình, chu đáo. Người bị tăng huyết áp khi sử dụng các sản phẩm của công ty đều đánh giá cao về chất lượng dịch vụ được trải nghiệm.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh các triệu chứng điển hình của tăng huyết áp. Hy vọng thông qua bài viết vừa rồi, các bạn đọc đã có thêm cho mình những kiến thức bổ ích về sức khỏe, biết được cách kiểm tra và cải thiện tình trạng tăng huyết áp. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết tiếp theo của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) để cập nhật thêm nhiều điều hay và mới mẻ!

Thông tin liên hệ

– Địa chỉ: 89 Trần Văn Dư, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM

– Hotline: (028) 22 600 006 0972 597 600

– Website: https://microlife.com.vn/