Cách đo huyết áp ở tư thế đúng chuẩn nhất 2023

Thực hiện việc đo huyết áp giúp bác sĩ chuyên khoa đánh giá được một cách chính xác tình trạng sức khoẻ và các bệnh lý mà bệnh nhân gặp phải, từ đó xử lý được kịp thời. Tuy nhiên, việc đo huyết áp cũng có những nguyên tắc riêng để có kết quả chính xác nhất. Cùng Microlife tìm hiểu chi tiết về cách đo huyết áp ở tư thế đúng trong bài viết dưới đây.

đo huyết áp, cách đo huyết áp ở tư thế đúng

Đo huyết áp giúp bác sĩ đánh giá chỉ số huyết áp là thông số phản ánh tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.

1. Lợi ích của việc đo huyết áp thường xuyên

Việc theo dõi các chỉ số huyết áp thường xuyên tại nhà, ngoài việc giúp ta phát hiện được những nguy cơ tiềm tàng của các bệnh lý còn đem lại những lợi ích sau:

  • Trong trường hợp đã mắc phải các bệnh lý, bạn sẽ nhanh chóng phát hiện ra sớm và có các phương pháp xử lý kịp thời.
  • Theo dõi sự biến động trong chỉ số huyết áp. 
  • Tạo động lực và thói quen có trách nhiệm cải thiện các chỉ số huyết áp luôn ở mức chuẩn.
  • Tiết kiệm chi phí đến phòng khám để theo dõi định kỳ.
  • Kiểm tra và so sánh được sự chênh lệch giữa các chỉ số khi đo tại nhà và tại phòng khám.

2. Tại sao cần đo huyết áp ở tư thế đúng?

Đo huyết áp ở tư thế đúng cho ta nhận được một kết quả chỉ số huyết áp chuẩn. Chỉ số huyết áp ảnh hưởng trực tiếp tới nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hay nguy hiểm nhất là đột quỵ. Đo huyết áp sai tư thế dẫn tới kết quả chỉ số đo sai và tạo ra sự chủ quan cho người đo, có thể gây ra khả năng chữa trị các bệnh lý không kịp thời. Nếu như đo sai ra chỉ số huyết áp quá cao lại khiến người đo vô tình bị hoang mang, dẫn tới vừa sử dụng thuốc bừa bãi, không đúng liều lượng, thời điểm.    

Xem thêm:  Nhịp tim thai 200 lần/phút có sao không?

chỉ số huyết áp chuẩn, đột quỵ, huyết áp quá cao, Đo huyết áp sai kỹ thuật

Đo sai kỹ thuật có thể đưa ra những kết quả đo sai lệch dẫn tới việc chẩn đoán bệnh không chính xác.

3. Tư thế đúng để đo huyết áp

Trong thực trạng ngày càng nhiều người mắc các bệnh về huyết áp, việc theo dõi và kiểm soát huyết áp tại nhà thường xuyên là điều cực kỳ cần thiết. Vậy để đo được chỉ số huyết áp đúng, cần có những lưu ý những điều dưới đây: 

3.1. Dụng cụ dùng để đo huyết áp

Dụng cụ đo huyết áp chuẩn bao gồm 1 máy đo huyết áp (còn gọi là huyết áp kế) và 1 ống nghe. Trên thị trường hiện tại có 3 loại máy đo huyết áp phổ biến nhất:

Dụng cụ đo huyết áp, máy đo huyết áp, huyết áp kế, Máy đo huyết áp thuỷ ngân, Máy đo huyết áp đồng hồ cơ, Máy đo huyết áp điện tử, túi hơi

Khi đo huyết áp, việc chọn máy đo phù hợp là rất quan trọng.

Máy đo huyết áp thuỷ ngân: Loại máy này đo được chỉ số huyết áp tương đối chính xác, tuy nhiên sẽ hơi cồng kềnh.

Máy đo huyết áp đồng hồ cơ: Loại máy này được đánh giá là sử dụng rất tiện lợi, tuy nhiên chỉ số đo được có thể không chính xác nếu người sử dụng không có kỹ năng đo và khả năng nghe.

Máy đo huyết áp điện tử: Loại máy dễ dàng sử dụng cho mọi đối tượng và đo được chỉ số chính xác mà không cần dùng tới ống nghe tim phổi.

cỡ túi hơi, kích thước túi hơi, Dụng cụ đo huyết áp chuẩn, máy đo huyết áp phổ biến nhất, Máy đo huyết áp điện tử

Dùng sai cỡ túi hơi có thể dẫn tới đo sai chỉ số huyết áp lên tới 25mmHg.

Việc chọn loại máy có kích thước phần túi hơi vừa với chu vi vùng cần đo của người bệnh là cực kỳ quan trọng. Sai lệch về kích cỡ túi hơi có thể dẫn tới việc đo chỉ số huyết áp sai lệch tới 25mmHg.

3.2. Các tư thế để đo huyết áp và cách đo huyết áp ở tư thế chuẩn

Thông thường ta sẽ đo huyết áp ở phần 2 bên cánh tay, vị trí chính xác là ở trên gấp khuỷu tay 3cm – vị trí động mạch cánh tay chạy qua. Ngoài ra, nếu không thể đo ở phần cánh tay, có thể linh động đo huyết áp ở phần cổ chân.

Xem thêm:  Truyền dịch tĩnh mạch: Giải pháp y tế quan trọng cho sức khỏe cơ thể

tư thế đo huyết áp, cách đo huyết áp ở tư thế chuẩn, đo huyết áp ở cánh tay

Vị trí đo huyết áp thường là ở 2 bên cánh tay, trên nếp gấp khuỷu tay 3cm.

4 tư thế đo huyết áp phổ biến nhất bao gồm:

  • Đo huyết áp khi ngồi: Đây là tư thế thường xuyên được dùng tại các phòng khám và điều trị. Tuy nhiên, chỉ nên đo huyết áp trong tư thế này trong điều kiện người bệnh được ngồi thoải mái với ghế có phần tựa lưng. Chỉ số huyết áp chỉ được đo chính xác khi vị trí tay đặt ngang với vị trí tim. 
  • Đo huyết áp khi đứng: Có thể đo huyết áp trong tư thế đứng thẳng hoặc đứng nghiêng nhưng theo nghiệm pháp bàn nghiêng. Tư thế đứng thường được ứng dụng khi muốn kiểm tra huyết áp khi phỏng vấn bị hạ huyết áp.
  • Đo huyết áp ở tư thế nằm ngửa: Với những bệnh nhân có sức khỏe yếu hoặc gặp khó khăn trong việc phải vận động, các bác sĩ chuyên khoa sẽ ưu tiên sử dụng phương pháp này.
  • Đo huyết áp ở tư thế nằm ngửa bắt chéo chân.

ngồi thoải mái khi đo huyết áp, Đo huyết áp khi ngồi, tư thế đo huyết áp phổ biến

Nên ngồi thoải mái trên ghế có tựa lưng khi đo huyết áp.

Các tư thế đo huyết áp trên được vận dụng linh hoạt cho các đối tượng bệnh nhân khác nhau và các nghiệm pháp khác nhau.

3.3. Những điều cần chú ý khi đo huyết áp

Đo huyết áp là một phương pháp hiệu quả giúp bản thân và gia đình có thể chăm sóc sức khỏe thường xuyên và chẩn đoán về nguy cơ tiềm tàng của bệnh tật. Tuy nhiên, để đo huyết áp chuẩn ta cần tuân theo các nguyên tắc và lưu ý sau: 

  • Nên cho bệnh nhân nghỉ ngơi và ổn định nhiệt độ ít nhất trong khoảng 5-10 phút trước khi tiến hành đo huyết áp.
  • Kiểm tra kỹ càng các dụng cụ trước khi đo huyết áp.
  • 2 giờ trước khi đo huyết áp, yêu cầu bệnh nhân không sử dụng các đồ chứa chất kích thích như thuốc lá, cà phê, rượu chè.
Xem thêm:  Cảnh giác bệnh võng mạc do tăng huyết áp

lưu ý khi đo huyết áp, Không dùng chất kích khi đo huyết áp

Không dùng chất kích thích (cà phê, thuốc lá, rượu bia) trước khi đo huyết áp.

  • Giải thích về phương pháp trước khi tiến hành đo với bệnh nhân.
  • Không nên nói chuyện khi đang tiến hành đo huyết áp.
  • Khi đo huyết áp, bệnh nhân nên có trạng thái thoải mái, không căng thẳng, sợ hãi… bởi những dấu hiệu này có thể ảnh hưởng tới nhịp tim và huyết áp.
  • Nên thực hiện đo huyết áp 2 lần, mỗi lần đo cách nhau 1-2 phút. Trường hợp chỉ số huyết áp 2 lần đo có sự chênh lệch > 10mmHg thì cần tiến hành đo lại vài lần sau khi bệnh nhân nghỉ ngơi trong vòng ngoài 5 phút.
  • Lần đầu đo huyết áp, nên thực hiện đo cả ở 2 cánh tay, chỉ số huyết áp bên nào cao hơn thì cần theo dõi thêm.
  • Ghi lại các chỉ số sau mỗi lần đo để có thể đánh giá và theo dõi kỹ càng.

Bất kỳ hoạt động kiểm tra sức khỏe nào đều cần đo lường được kết quả đúng mới giúp bạn thấy được nguy cơ về bệnh lý. Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) tự tin là địa chỉ cung cấp những thiết bị chẩn đoán y khoa sử dụng tại nhà và trong các cơ sở y tế uy tín và dịch vụ chăm sóc khách hàng hậu mãi tốt nhất. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ:

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y SINH (BIOMEQ)

Nhà cung cấp các thương hiệu hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị y tế và chăm sóc sức khỏe gia đình tại Việt Nam.

Địa chỉ: 89 Trần Văn Dư, Phường 13, Quận Tân Bình, TP. HCM.

Hotline: (028) 22 600 006 – 0972 597 600.