Cao huyết áp và cách kiểm soát hiệu quả tại nhà

Cao huyết áp là một trong những bệnh lý vô cùng nguy hiểm, căn bệnh này xuất hiện âm thầm mà không có triệu chứng rõ ràng. Tình trạng tỷ lệ hiện nay đang ở mức báo động đỏ với hơn 40% người trưởng thành mắc bệnh cao huyết áp. Vậy nguyên nhân gây bệnh là gì, cách kiểm soát bệnh cao huyết áp cụ thể là gì? Microlife sẽ giải đáp chi tiết ngay sau đây. 

1. Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp là bệnh lý mãn tính xảy ra khi có áp lực của máu gây ra tác động đến thành động mạch tăng cao. Điều này khiến cho áp lực máu tăng cao, là căn nguyên của nhiều biến chứng như tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh tim mạch vành,… Một số bệnh cao huyết áp hiện nay như: 

Cao huyết áp và cách kiểm soát hiệu quả tại nhà-1

2. Chỉ số bao nhiêu được xem là huyết áp cao?

Huyết áp là áp lực của máu đến thành động mạch, dựa trên 2 chỉ số đó là:

Để đưa ra được kết luận huyết áp cao là bao nhiêu, các bác sĩ Việt Nam thường tuân theo hướng dẫn điều trị của Hiệp hội Tim mạch Châu Âu (ESC). Theo ESC, huyết áp sẽ được phân loại cụ thể như sau:

  • Huyết áp tối ưu: Ở mức dưới 120/80 mmHg.
  • Huyết áp bình thường: Chỉ số là 120/80 mmHg trở lên.
  • Huyết áp bình thường cao: Chỉ số là 130/85 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp cấp 1: Chỉ số từ 140/90 mmHg trở lên,
  • Tăng huyết áp độ 2: Chỉ số là từ 160/100 mmHg trở lên.
  • Tăng huyết áp độ 3: Chỉ số từ 180/110 mmHg trở lên.
  • Cao huyết áp tâm thu đơn độc: Chỉ số tâm thu ở mức từ 140 mmHg trở lên, còn tâm trương là dưới 90 mmHg.

Cao huyết áp và cách kiểm soát hiệu quả tại nhà-2

3. Những triệu chứng nhận biết cao huyết áp

Đa phần những triệu chứng của bệnh cao huyết áp hiện nay không rõ ràng. Những bệnh nhân mắc bệnh không thể nhận thấy bất cứ dấu hiệu nào, dù bệnh tiến triển khá nghiêm trọng. Nhưng một số ít bệnh nhân sẽ có những dấu hiệu thoáng qua như đau đầu, khó thở, hoặc là chảy máu cam. 

Bệnh diễn ra âm thầm, rất khó nhận biết và hầu hết không xảy ra cho đến khi bệnh đã tiến triển nghiêm trọng. Các triệu chứng tim mạch có thể xuất hiện đột ngột và gây nguy hiểm đến tính mạng của bệnh nhân.

4. Nguyên nhân nào dẫn đến cao huyết áp?

Để có thể biết cách kiểm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả, người bệnh cần phải hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh: 

  • Bệnh tim mạch gây ra tình trạng cao huyết áp thứ phát.
  • Sử dụng thuốc tránh thai hoặc là thuốc trầm cảm.
  • Phụ nữ mang thai, những người sử dụng liệu pháp hormon có thể làm cho huyết áp tăng.
  • Do sử dụng thuốc. 
Xem thêm:  Khởi động chương trình Microlife 40 năm ‘Khảo sát nhanh - Nhận quà khủng’

5. Ai có nguy cơ cao mắc bệnh cao huyết áp?

Dưới đây là những đối tượng dễ mắc bệnh cao huyết áp, cụ thể:

  • Người lớn tuổi: Hệ thống thành mạch máu lão hóa, không có độ đàn hồi như trước gây cao huyết áp.
  • Giới tính: Tỷ lệ đàn ông dưới 45 tuổi thường dễ mắc bệnh cao hơn phụ nữ. Tuy nhiên phụ nữ ở giai đoạn tiền mãn kinh có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn so với đàn ông cùng độ tuổi.
  • Tiền sử gia đình: Gia đình có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp thường cao hơn.

Cao huyết áp và cách kiểm soát hiệu quả tại nhà-3

6. Cao huyết áp gây biến chứng gì, có nguy hiểm không?

Cao huyết áp làm gia tăng áp lực lên thành động mạch, gây nguy cơ hỏng các mạch máu cũng như những cơ quan khác. Chỉ số đo được càng cao, không được kiểm soát lâu dài có thể gây ra mức nguy hiểm càng lớn:

6.1. Gây tổn thương động mạch

Huyết áp cao có thể gây cứng, dày thành động mạch dẫn đến đau tim, đột quỵ. Lâu ngày, tình trạng diễn biến nặng khiến cho mạch máu suy yếu, phình ra, gây chứng phình động mạch, gây nguy hiểm đến tính mạng. 

6.2. Tổn thương tim

Tim phải làm việc liên tục để bơm máu chống lại áp suất cao hơn ở trong động mạch. Khi chịu áp lực sẽ gây ra phì đại tâm thất trái, cản trở quá trình bơm máu và gây ra các bệnh đau tim, suy tim, loạn nhịp…

6.3. Ảnh hưởng đến não bộ

Cao huyết áp khiến cho các động mạch bị thu hẹp, tắc nghẽn làm dòng chảy của lưu lượng máu đến não bộ bị cản trở. Người bệnh dễ gặp tình trạng thiếu máu cục bộ, gây ảnh hưởng đến trí nhớ, khả năng tập trung…

Cao huyết áp và cách kiểm soát hiệu quả tại nhà-4

7. Cách kiểm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả ngay tại nhà

Để có thể kiểm soát bệnh hiệu quả, bạn có thể áp dụng ngay những cách dưới đây:

7.1. Giảm cân và luyện tập

Để có thể kiểm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả, bạn nên thường xuyên tập thể dục điều độ. Khi cân nặng càng tăng lên sẽ càng khiến cho huyết áp trở nặng, hơn nữa còn gây hiện tượng ngưng thở khi ngủ, tăng huyết áp. Do đó, giảm cân chính là một trong những cách để thay đổi lối sống hiệu quả nhất. Với mỗi kg trọng lượng giảm được bạn sẽ giảm được một mmHg huyết áp. Bên cạnh giảm cân, bạn cũng cần lưu ý đến vòng hai của mình. Những người có nhiều mỡ bụng cũng có nguy cơ bị cao huyết áp. 

Xem thêm:  Biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp ở người trung niên

7.2. Thường xuyên vận động

Bên cạnh phương pháp giảm cân thông thường, bạn cũng cần lưu ý đến kích thước vòng eo. Bạn nên thường xuyên vận động ít nhất là 150 phút một tuần hoặc mỗi ngày 30 phút có thể giảm từ 5-8 mmHg với những người đang mắc bệnh. Điều quan trọng bạn phải thường xuyên tập thể dục đều đặn để phòng tránh huyết áp tăng trở lại. Một số môn thể thao có thể góp phần kiểm soát huyết áp tăng như đi bộ, đạp xe, chạy bộ, khiêu vũ, bơi lội… Bạn cũng có thể luyện tập theo chế độ ngắt quãng, tức là xen kẽ những bàn tập ngắn cường độ cao với thời gian phục hồi nhẹ nhàng hơn.

7.3. Xây dựng chế độ ăn khoa học và phù hợp

Một chế độ dinh dưỡng với nhiều ngũ cốc, trái cây, rau, sản phẩm từ sữa chứa ít chất béo… Đồng thời loại bỏ các chất béo bão hòa và cholesterol có thể giảm 11 mmHg huyết áp. Thói quen ăn uống hàng ngày không dễ thay đổi, nhưng vẫn có thể áp dụng chế độ ăn lành mạnh cho mình như ghi chép nhật ký thực phẩm, theo dõi lượng tiêu thụ mỗi ngày, thời điểm ăn, cân nhắc bổ sung thêm lượng Kali bằng cách ăn thêm rau củ, trái cây, giải tác động của Natri lên huyết áp và tuân theo chế độ ăn uống khi đi ra ngoài….

Xây dựng chế độ ăn khoa học và phù hợp

7.4. Giảm muối trong thực đơn

Dù chỉ cần giảm một lượng Natri nhỏ cũng có thể giúp nhanh chóng cải thiện hiệu quả sức khỏe tim mạch và giảm từ 5-6 mmHg với những người cao huyết áp. Theo các chuyên gia khuyến nghị, nên duy trì tổng lượng muối nhỏ hơn 1.500 mg mỗi ngày với hầu hết người trưởng thành. Để giảm Natri trong chế độ ăn uống, bạn có thể thử một số mẹo như đọc thông tin ở bao bì sản phẩm, chọn thực phẩm và đồ uống có hàm lượng Natri thấp, thay thế bằng gia vị thảo mộc, điều chỉnh khẩu vị theo thời gian…

7.5. Hạn chế uống rượu

Rượu là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân cao huyết áp tiến triển nặng hơn. Do đó, nên dùng rượu ở mức vừa phải, với phụ nữ chỉ nên dưới 1 ly còn đàn ông dưới 2 ly sẽ giảm 4 mmHg huyết áp. Trong một ly rượu tiêu chuẩn tương đương với 340ml bia, 142 ml rượu vang. Nếu như sử dụng quá lượng này, không chỉ làm tăng nguy cơ cao huyết áp mà còn giảm hiệu quả của thuốc huyết áp. 

7.6. Bỏ hút thuốc

Mỗi điếu thuốc sẽ làm tăng huyết áp của bạn sau khi hút và khi ngừng một thời gian huyết áp sẽ về mức bình thường. Hơn nữa, ngưng hút thuốc còn giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh lý khác, tăng cường sức khỏe tổng thể. 

Xem thêm:  Bệnh huyết áp cao và những triệu chứng cần biết

7.7. Giảm căng thẳng

Những người mắc căng thẳng kéo dài có thể làm tăng huyết áp. Khi căng thẳng, người bệnh có xu hướng tìm đến và sử dụng thực phẩm không tốt cho sức khỏe, hút thuốc, uống rượu làm ảnh hưởng tiêu cực đến huyết áp. Do đó, nếu như không thể loại bỏ căng thẳng, bạn có thể đối phó theo hướng lành mạnh hơn. Hãy dành nhiều thời gian cho những hoạt động mà bạn yêu thích như đi dạo, nấu ăn, mua sắm… để thư giãn. 

7.8. Khám sức khỏe định kỳ

Thăm khám sức khỏe định kỳ cũng là chìa khóa giúp kiểm soát hiệu quả bệnh cao huyết áp. Qua đó, các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn những chỉ định phù hợp với sức khỏe của bạn. Ngoài ra, gia đình và bạn bè cũng có thể hỗ trợ, giúp người bệnh cải thiện sức khỏe, khuyến khích họ chăm sóc bản thân hoặc cùng tập luyện để kiểm soát tăng huyết áp.

7.9. Theo dõi chỉ số huyết áp tại nhà

Theo dõi huyết áp sẽ giúp bạn kiểm soát mức huyết áp hiệu quả, điều này sẽ đảm bảo các thay đổi trong lối sống. Bởi cao huyết áp có triệu chứng không rõ ràng, nên sử dụng máy đo huyết áp sẽ giúp cảnh báo nguy cơ sức khỏe tiềm ẩn khó phát hiện.

Cao huyết áp và cách kiểm soát hiệu quả tại nhà

Hiện nay, trên thị trường cung cấp nhiều dòng máy đo huyết áp gia đình thông dụng. Trong đó, nổi bật là những dòng sản phẩm đến từ Microlife với những tính năng đa dạng. Máy đo huyết áp tại nhà được trang bị những công nghệ hiện đại có khả năng phát hiện sớm nguy cơ tăng huyết áp, rối loạn nhịp tim từ đó ngăn ngừa đột quỵ hiệu quả. Sản phẩm mà Microlife cung cấp sở hữu tính năng hiện đại, giúp người dùng nhanh chóng nắm được thông tin nhịp tim, huyết áp mà không cần đến bệnh viện. Qua những kết quả này, đặc biệt là người cao tuổi có thể an tâm tận hưởng cuộc sống vì luôn hiểu được cơ thể, phòng ngừa các nguy cơ hiệu quả.

Qua những thông tin trên, Microlife đã chia sẻ đến bạn về cách kiểm soát bệnh cao huyết áp hiệu quả. Mong rằng, qua đó bạn có được những kiến thức hữu ích để xây dựng cuộc sống lành mạnh, duy trì sức khỏe tốt. Nếu như bạn có nhu cầu mua máy đo huyết áp tại nhà hãy liên hệ ngay đến (028) 22 600 006 – 0972 597 600 của Microlife để nhận tư vấn nhé.