Cách kiểm tra đột quỵ đơn giản ngay tại nhà với 4 bước cơ bản

Dù bạn đang còn trẻ hay đã lớn tuổi, đừng bao giờ chủ quan nghĩ rằng đột quỵ sẽ không bao giờ “sờ gáy” mình. Do đó, ngoài việc duy trì một lối sống lành mạnh, cân bằng, hãy đọc ngay bài viết dưới đây để luôn bảo vệ bản thân và gia đình khỏi kẻ “sát thủ âm thầm” này nhé!

Hiện nay, trên mạng Internet xuất hiện nhiều tài liệu liên quan đến việc kiểm tra khả năng đột quỵ, bao gồm những bài kiểm tra đơn giản. Tuy nhiên, để cung cấp cho mọi người những thông tin chính xác nhất, chúng tôi đã chắt lọc từ những nguồn thông tin tin cậy từ các chuyên gia y tế. Dưới đây là bài kiểm tra đột quỵ nhanh trong 20 giây, bạn có thể tự làm hoặc hướng dẫn người thân làm ngay tại nhà.

Cách kiểm tra đột quỵ đơn giản ngay tại nhà với 4 bước cơ bản 1

Kiểm tra đột quỵ đứng 1 chân trong 20 giây

Đây là một trong những bài kiểm tra đột quỵ phổ biến nhất hiện nay. Bắt nguồn từ một nghiên cứu trên tạp chí Stroke cho thấy, những người không có khả năng đứng bằng một chân trong 20 giây sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn những người làm được. Từ khẳng định này, bài kiểm tra đột quỵ đứng 1 chân trong 20 giây được nhiều người áp dụng để đánh giá khả năng mắc đột quỵ của bản thân. 

Cách kiểm tra này đã được các chuyên gia của trường Đại học Kyoto, thu hút hơn 1300 người tham gia trong độ tuổi từ 67. Các tình nguyện viên sẽ đứng thăng bằng bằng 1 chân trong 20 giây. Sau khi hoàn thành, các chuyên gia sẽ đánh giá sức khỏe tổng thể để tìm sự khác biệt. Kết quả là có đến 30% số người không thể đứng thăng bằng trong thời gian quy định có vấn đề về mạch máu não.

Xem thêm:  Xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân tăng huyết áp như thế nào?

Kiểm tra đột quỵ đứng 1 chân trong 20 giây

Dựa trên những thực tế này, bài tập đứng 1 chân trong 20 giây được rất nhiều người áp dụng. Tuy nhiên, ngay cả khi bạn không thể đứng vững bằng 1 chân trong 20 giây thì cũng không cần quá hoảng hốt. Đột quỵ thường xuất phát từ tim hoặc não, trong khi đó, đứng thăng bằng bằng 1 chân còn phụ thuộc vào khả năng giữ thăng bằng, tiền đình, hệ thống xương khớp, trọng lượng cơ thể,…Do đó, cách tốt nhất chính là bạn nên đi khám bác sĩ sớm để được phân tích các yếu tố liên quan và đánh giá một cách chính xác nhất về nguy cơ mắc đột quỵ của bản thân.

Vì sao cần kiểm tra đột quỵ tại nhà?

Thời gian trở lại đây, đột quỵ não trở thành một trong những từ khóa nổi bật, gieo rắc nỗi lo lắng cho mọi người ở mọi lứa tuổi. Trong đó, người cao tuổi là những đối tượng có nguy cơ gặp đột quỵ cao nhất vì cơ thể nhiều bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường, rung tâm nhĩ và nhiều bệnh liên quan đến tim mạch khác. Tuy nhiên, đột quỵ đang dần có xu hướng trẻ hóa khi những bạn trẻ ở độ tuổi 20 – 30 tuổi cũng trở thành nạn nhân của đột quỵ.

Con số này có thể chưa nhiều bằng người cao tuổi nhưng cũng đang ngày càng tăng, trở thành nỗi ám ảnh của người trẻ, đặc biệt trong bối cảnh áp lực công việc, học tập tăng cao. Vì vậy, nếu bạn đang còn trẻ, hãy cẩn trọng với đột quỵ ngay từ bây giờ để tránh những nguy hiểm trong tương lai nhé!

Xem thêm:  Mua nhiệt kế hồng ngoại Microlife ở đâu?

Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ cho biết, tuy đột quỵ đến bất ngờ nhưng trước khi bạn thực sự bị đột quỵ, cơ thể sẽ xuất hiện một số triệu chứng bất thường nhưng rất khó phát hiện. Do đó, tự kiểm tra khả năng mắc đột quỵ của mình chính là cách tự bảo vệ để không bị động khi đột quỵ ập đến. 

Một lý do nữa khiến bạn cần các bài kiểm tra đột quỵ chính là những hậu quả của đột quỵ mang lại sẽ vô cùng khủng khiếp. Ngoài tử vong, bệnh nhân còn có thể bị mất chức năng vận động, liệt nửa người hoặc suy giảm chức năng thị giác, giọng nói,…

Để hồi phục những chức năng này cần thời gian vật lý trị liệu rất dài, tốn kém chi phí mà kết quả thì lại rất mơ hồ. Thậm chí, bệnh nhân không thể trở lại với cuộc sống bình thường, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Chắc hẳn không ai muốn rơi vào tình cảnh này đúng không? Nếu vậy thì hãy tìm hiểu những cách kiểm tra đột quỵ ngay từ hôm nay trong bài viết này.

Cách kiểm tra đột quỵ đơn giản ngay tại nhà với 4 bước cơ bản 2

Cuối cùng, biết cách kiểm tra đột quỵ còn phần nào giúp bạn tự tin hơn trong việc chăm sóc người thân, đặc biệt là người cao tuổi. Qua các bài kiểm tra này, bạn sẽ đánh giá được nguy cơ mắc đột quỵ của người thân, từ đó khuyến cáo họ thay đổi lối sống sao cho lành mạnh, cân bằng hơn.

Xem thêm:  Cao huyết áp ở người 24 tuổi: Giải pháp phòng ngừa và điều trị