Hậu quả đột quỵ đáng sợ ra sao? Đọc ngay bài viết để biết vì sao ai cũng sợ đột quỵ

Hãy thử tưởng tượng, một người đang khỏe mạnh, sinh hoạt, làm việc bình thường nhưng vào một ngày nào đó, đột ngột ngã xuống và ra đi, hoặc chịu những tổn thương, tàn tật vĩnh viễn. Đó chính là hậu quả đột quỵ. Mặc dù có nhiều dấu hiệu cảnh báo nhưng gần như khó có ai có thể thoát khỏi đột quỵ. Trong số đó, chỉ một số ít người may mắn hồi phục hoàn toàn, còn lại đều phải chịu những thương tổn nặng nề. Có thể bạn sẽ sợ hãi nhưng đừng né tránh vì đột quỵ có thể tìm đến bất cứ ai, ngay cả những người trẻ khỏe mạnh. Vì vậy, hiểu về hậu quả đột quỵ là giải pháp để bạn tự bảo vệ bản thân và giúp đỡ bạn bè, người thân của mình.

Nhằm giúp bạn có được những thông tin chính xác nhất về hậu quả đột quỵ, trong bài viết dưới đây, chúng tôi đã chắt lọc những thông tin cập nhật về đột quỵ và những hậu quả liên quan. Hy vọng rằng, bạn sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về đột quỵ và những hậu quả nó có thể gây ra, từ đó có phương pháp bảo vệ sức khỏe hiệu quả hơn.

Đột quỵ – “Tử thần” của mọi bệnh nhân

Đột trong những câu hỏi phổ biến nhất liên quan đến hậu quả đột quỵ chính là đột quỵ có chết không. Thực tế cho thấy, tử vong không những là hậu quả của đột quỵ mà còn được đánh giá là hậu quả phổ biến. Nói cách khác, gần như tất cả nạn nhân của đột quỵ không thể được cứu sống vì quá bất ngờ và khó phát hiện. 

Hậu quả đột quỵ đáng sợ ra sao? Đọc ngay bài viết để biết vì sao ai cũng sợ đột quỵ-1

Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bệnh có thể sẽ tử vong

Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh không lây nhiễm Bộ Y tế, “Mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là hồi phục hoàn toàn. Đáng lo ngại, đột quỵ đang có dấu hiệu ngày càng trẻ hóa, gia tăng mạnh từ 40 – 45 tuổi hay thậm chí xuất hiện cả ở tuổi 20. Đột quỵ ảnh hưởng chủ yếu đến các cá nhân ở giai đoạn đỉnh cao năng suất lao động.”.

Xem thêm:  Đột quỵ có tái phát không? Cách biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Như vậy, bạn có thể thấy, nếu không may bị đột quỵ ghé thăm, các bệnh nhân cần được cấp cứu kịp thời để tránh tình trạng tử vong. Sau đó phải trải qua các bước phục hồi để có thể trở lại cuộc sống bình thường. Quá trình này vô cùng gian nan, lâu dài, gây ra nhiều ảnh hưởng cho sinh hoạt của bệnh nhân và gia đình.

Thực tế cho thấy, nhiều bạn trẻ đã trở thành nạn nhân của đột quỵ do những nguyên nhân như lối sống không lành mạnh, tắm đêm, tập thể thao quá sức. Nhiều bạn chủ quan cho rằng đột quỵ sẽ khó xảy ra ở người trẻ nhưng nhiều vụ việc cho thấy nạn nhân đột quỵ đang dần trẻ hóa. Vì vậy, việc nhận thức hậu quả đột quỵ sớm sẽ giúp các bạn trẻ tránh xa đột quỵ cũng như không phải chịu những biến chứng nặng nề cho đột quỵ gây ra.

Đột quỵ thực sự là “tử thần” đối với mọi bệnh nhân mắc phải, nếu bạn chờ đến lúc đột quỵ “sờ gáy” mình, có lẽ lúc đó đã quá muộn rồi!

Những hậu quả khác của đột quỵ

Ngoài tử vong, đột quỵ cũng mang đến không ít hậu quả nghiêm trọng khác, đe dọa đến sức khỏe của con người. Thậm chí, người bệnh có thể phải chịu tàn phế suốt đời hoặc gặp khó khăn trong sinh hoạt. Dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn một số hậu quả nghiêm trọng khác của đột quỵ để bạn cẩn trọng hơn với căn bệnh này nhé!

Liệt nửa người

Đột quỵ não khiến vùng não bị tổn thương, đặc biệt là vùng não chỉ huy vận động. Do đó, nếu không được cấp cứu kịp thời, cho dù bệnh nhân có may mắn thoát khỏi lưỡi hái tử thần nhưng cũng rất dễ bị liệt nửa người. Tình trạng “bán thân bất toại” này sẽ là cản trở lớn với sinh hoạt của bệnh nhân, khiến bệnh nhân mất sức lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình, xã hội. 

Nếu không bị liệt nửa người, bệnh nhân cũng có nguy cơ bị mất cảm giác một bên cơ thể, khó khăn trong đi lại. Đây là hậu quả được đánh giá là nghiêm trọng thứ 2 sau tử vong do khiến người bệnh phải duy trì cuộc sống nhiều hạn chế trong suốt phần đời còn lại. Đối với những người trẻ, đây thực sự là một điều vô cùng đáng tiếc. Để tránh cho bản thân rơi vào trường hợp này, bạn nên bắt đầu phòng ngừa đột quỵ ngay từ hôm nay với một lối sống lành mạnh nhất có thể.

Xem thêm:  Dấu hiệu đột quỵ trước 30 ngày: Các yếu tố nguy cơ và cách phòng ngừa

Hậu quả đột quỵ đáng sợ ra sao? Đọc ngay bài viết để biết vì sao ai cũng sợ đột quỵ-2

Liệt nửa người là một trong những hậu quả nghiêm trọng của đột quỵ

Suy giảm thị lực

Bệnh nhân trải qua đột quỵ não một lần sẽ phần nào bị ảnh hưởng đến tầm nhìn, mắt nhìn mờ dần hoặc tự nhiên mắt không nhìn thấy gì, và không còn tinh anh như khi còn khỏe mạnh. Mặc dù đây không phải hậu quả đột quỵ nghiêm trọng nhất nhưng cũng phần nào khiến bệnh nhân gặp khó khăn trong sinh hoạt, làm việc. Bên cạnh giảm thị lực, bệnh nhân có thể nhìn đồ vật bị méo, nhìn thành 2 vật hoặc những triệu chứng khác của mắt. Tùy theo mức độ nặng nhẹ, thị lực của bệnh nhân sẽ bị ảnh hưởng tương ứng.

Cùng với đó, thị lực còn có thể giảm đi theo thời gian. Đây là tình trạng rất nghiêm trọng, đòi hỏi có quá trình điều trị lâu dài, tốn kém chi phí và thời gian. Để giảm bớt sự ảnh hưởng của biến chứng này, bệnh nhân cần được theo dõi nhãn khoa thường xuyên để kịp thời.

Giảm khả năng quản lý cảm xúc

Một trong những hậu quả đột quỵ phổ biến nhất chính là người bệnh sẽ bị thay đổi tâm trạng, cảm xúc rõ rệt. Nếu như trước khi bị đột quỵ, bệnh nhân là người vui vẻ, lạc quan thì sau biến cố, họ có thể trở nên dễ cáu gắt, khó chịu, khó gần và rất hay thay đổi cảm xúc. Nguyên nhân của tình trạng này là do não đã bị tổn thương, tác động đến cảm xúc của bệnh nhân khiến họ rất dễ bị kích động cũng như không giữ được tính cách ngày trước.

Tình trạng này có thể được cải thiện phần nào nhờ những liệu pháp tâm lý, chế độ dinh dưỡng cũng như chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi hợp lý, cân bằng. Mặc dù chưa thể ổn định tâm trạng của người bệnh ngay nhưng đây sẽ là những yếu tố hỗ trợ điều trị. Người bệnh sẽ dần dần giảm bớt các triệu chứng cáu gắt, khó chịu và có thể phần nào “mát tính”, cởi mở hơn. Nếu kiên trì, người bệnh có thể hòa nhập với cuộc sống bình thường và dần lấy lại nhịp sinh hoạt như trước khi mắc bệnh.

Xem thêm:  Suy tim trái: Các biểu hiện thường gặp và cách phát hiện sớm

Hậu quả đột quỵ đáng sợ ra sao? Đọc ngay bài viết để biết vì sao ai cũng sợ đột quỵ-3

Suy giảm khả năng vận động là hậu quả dễ nhận thấy của đột quỵ

Suy giảm năng lực nhận thức

Bên cạnh việc suy giảm chức năng vận động và các giác quan, bệnh nhân đột quỵ còn gặp vấn đề về năng lực nhận thức suy giảm. Những triệu chứng của tình trạng này bao gồm suy giảm trí nhớ, rối loạn ngôn ngữ, rối loạn nhận thức và nói ngọng, nói không rõ lời, cứng lưỡi khó nói. Đây là những dấu hiệu chứng tỏ não đã tổn thương khá nặng và cần nhiều thời gian để điều trị. Tuy nhiên, hiệu quả cũng chưa thực sự rõ ràng vì để phục hồi chức năng não là điều không hề đơn giản.

Đối với hầu hết bệnh nhân đột quỵ, suy giảm nhận thức cũng khiến họ khó có thể quay trở về cuộc sống cũ. Nếu là một người trẻ đang đi làm thì việc mắc phải biến chứng này sẽ là đón giáng nặng nề vào công việc, tương lai của họ.

Đột quỵ não là một trong những vấn đề cực kỳ nghiêm trọng, để lại hàng loạt rủi ro đối với tính mạng và sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên, hiện nay, nhiều người vẫn chưa có nhận thức rõ ràng về vấn đề này, dẫn đến việc không thể tự bảo vệ bản thân, gia đình, bạn bè khỏi đột quỵ não. 

Một trong những cách tránh được các hậu quả đột quỵ chính là liên tục theo dõi nhịp tim, huyết áp để phát hiện những bất thường. Và máy đo huyết áp Microlife tự hào là một trong những sản phẩm chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới hiện nay, góp phần giúp các gia đình bảo vệ mình khỏi “sát thủ thầm lặng” mang tên đột quỵ não. 

Bạn đã cảm thấy sợ hãi trước những hậu quả đột quỵ chưa? Nếu rồi thì đừng quên chăm sóc sức khỏe của gia đình, bản thân cùng với máy đo huyết áp Microlife ngay hôm nay nhé!