Cao huyết áp có làm tăng nguy cơ đột quỵ não? 

Hiện nay, tỉ lệ người đột quỵ còn tiền sử bị cao huyết áp cao hơn gấp nhiều lần so với người bình thường. Vậy nguy cơ đột quỵ não ở người bệnh cao huyết áp là như thế nào và chúng ta cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ não ở người bệnh cao huyết áp? Hãy cùng Microlife tìm hiểu cụ thể hơn trong bài viết dưới đây. 

1. Đột quỵ não là gì?

Đột quỵ não hay tai biến mạch máu não chính là tình trạng cấp tính xảy ra khi nguồn cung cấp máu đến một vùng não bị gián đoạn đột ngột. Và  lúc này các tế bào não thiếu oxy, thiếu chất dinh dưỡng và bắt đầu chết đi nhanh chóng. Nếu không kịp thời can thiệp thì người bệnh có nguy cơ bị tử vong cao hoặc để lại những di chứng nặng nề về khả năng vận động, ngôn ngữ cũng như là nhận thức.

Cao huyết áp có làm tăng nguy cơ đột quỵ não? 1

2. Nguy cơ đột quỵ não ở người bệnh cao huyết áp 

Các chuyên gia cho biết, ngoài cục máu đông thì cao huyết áp được coi là nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến tình trạng đột quỵ não. Khi bị tăng huyết áp kéo dài các hệ thống mạch máu sẽ bị tổn thương bởi sự hình thành và phát triển bởi các mảng xơ vữa động mạch. Điều này sẽ gây tắc nghẽn động mạch và khiến cho não bộ bị tổn thương do thiếu máu cục bộ.

Bên cạnh đó, việc tăng huyết áp kéo dài cũng dẫn đến tình trạng tăng sản của các tế bào cơ trơn bị phì đại, khiến cho lòng mạch máu bị thu hẹp, xơ cứng mạch máu và làm tăng áp lực thúc đẩy nguy cơ hình thành cơn đột quỵ não. Theo thống kê cho thấy có đến 87% số người bị đột quỵ là do mạch máu não bị tắc nghẽn hoặc bị thu hẹp lại.

Xem thêm:  Tầm quan trọng của việc thực hiện kiểm tra định kỳ huyết áp: Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Mặt khác nghiên cứu cho thấy, lưu lượng máu não sẽ bị giảm sút tại khu vực chịu nhiều áp lực tưới máu cao với thời gian dài. Tăng huyết áp cũng dẫn đến tình trạng căng thẳng oxy hóa diễn ra trên mạch máu não, gây rối loạn chức năng điều hòa của động mạch, làm thay đổi cấu trúc và chức năng của mạch máu, từ đó tăng nguy cơ bị đột quỵ.

3. Những dấu hiệu nhận biết nguy cơ đột quỵ não cần lưu tâm

Đột quỵ não có thể xảy đến một cách bất ngờ, không có sự báo trước, do vậy để hạn chế tối đa biến chứng, bạn hãy chú ý đến các dấu hiệu dù là nhỏ nhất sau đây:

+ Nhẫm lẫn, lú lẫn đột ngột, bị nói ngọng, khó nói hoặc không hiểu các câu đơn giản.

+ Đau đầu dữ dội và có thể kèm theo nôn mửa, chóng mặt hoặc bị thay đổi ý thức.

+ Tê, yếu hoặc bị liệt đột ngột cơ ở mặt, cánh tay và chân. Tình trạng này thường chỉ xảy ra ở một bên của cơ thể. Khi cố gắng giơ hai tay qua đầu cùng một lúc nhưng nếu một cánh tay tự rơi xuống thì có thể đó là dấu hiệu của đột quỵ não.

+ Đột nhiên nhìn mờ, bị giảm thị lực ở cả một hoặc cả hai mắt, hoặc nhìn vật ra đôi.

+ Khó khăn khi đi lại, dễ vấp ngã và bị mất thăng bằng hoặc có thể là mất khả năng phối hợp động tác.

Xem thêm:  7 bài tập đơn giản cho người huyết áp cao

Cao huyết áp có làm tăng nguy cơ đột quỵ não?  2

3. Cần làm gì để phòng ngừa đột quỵ não ở người bệnh cao huyết áp 

Để phòng ngừa nguy cơ đột quỵ não ở người bệnh cao huyết áp thì việc kiểm soát huyết áp luôn được ưu tiên hàng đầu. Để làm được điều này, bạn có thể tham khảo một số các biện pháp sau đây: 

3.1. Sử dụng thuốc để điều trị huyết áp 

Sử dụng đúng liều, đủ liều thuốc điều trị tăng huyết áp là rất quan trọng. Việc sử dụng thuốc sẽ giúp người bệnh có thể kiểm soát được huyết áp luôn ở ngưỡng an toàn và hạn chế tối đa những biến chứng mà căn bệnh gây ra. Quá trình dùng thuốc cần phải đảm bảo thực hiện đúng theo chỉ định của bác sĩ, không được tự ý dừng thuốc hay đổi thuốc mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

3.2. Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh mỗi ngày 

Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế lượng muối ăn, đường tinh luyện trong các bữa ăn hàng ngày. Tích cực ăn rau xanh, hoa quả và hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ hay là tinh bột,…

3.2. Luyện tập thể dục thường xuyên, đều đặn 

Luyện tập thể dục hàng ngày không chỉ giúp bạn tăng cường sức khỏe mà còn ngăn ngừa tình trạng ứ trệ lưu thông máu. Nên lựa chọn những bộ môn thể thao tốt cho tim mạch ví dụ như: thiền, yoga, đi bộ hay bơi lội,… Hãy cố gắng dành ít nhất 15-30 phút mỗi ngày để tập luyện, vận động và nên duy trì trong thời gian dài để tạo dựng được thói quen này.

Xem thêm:  Khi nào huyết áp cao cần cấp cứu? Chế độ ăn uống khoa học

3.3. Giữ cho mình một tinh thần thoải mái

Hãy giữ tinh thần luôn thoải mái, tránh căng thẳng, stress. Nên sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi một cách hợp lý, tránh bị áp lực. Bên cạnh đó, nếu như bạn đang có những thói quen như hút thuốc, uống rượu bia, thức đêm, tắm khuya và sử dụng chất kích thích thì nên sớm từ bỏ để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp dẫn đến đột quỵ.

3.4. Đi khám sức khỏe định kỳ, theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên 

Khám sức khỏe định kỳ và theo dõi huyết áp hàng ngày để đảm bảo chỉ số huyết áp luôn ổn định. Đồng thời việc làm này nhằm có thể phát hiện ra các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ.

Cao huyết áp có làm tăng nguy cơ đột quỵ não?  3
Như vậy trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn nguy cơ đột quỵ não ở người bệnh cao huyết áp và những điều cần làm để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này. Nếu các bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hoặc đang cần mua thiết bị hỗ trợ y tế tại nhà như máy đo huyết áp thì có thể liên hệ với Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh Biomeq 00qua hotline (028) 22 600 006 – 0972 597 600 để được đội ngũ nhân viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ kịp thời.