Những lưu ý mà người bị tăng huyết áp cần thường xuyên theo dõi

Tăng huyết áp là một loại bệnh lý rất thường gặp trong các bệnh lý về tim mạch. Tỷ lệ mắc bệnh đang có xu hướng tăng nhanh tại Việt Nam. Rất nhiều người bệnh chủ quan bởi các biểu hiện thường hay xuất hiện và nghĩ đơn giản là bệnh vặt. Nhưng không ai biết tăng huyết áp vô cùng nguy hiểm cần theo dõi thường xuyên và gây ra những biến chứng nặng nề. Microlife sẽ chia sẻ với những gì bạn cần biết và tránh như thế nào.

1. Nguyên nhân tăng huyết áp 

Tăng huyết áp là khi huyết áp tâm thu từ 140mmHg trở lên và/hoặc huyết áp tâm trương từ 90mmHg trở lên. Các trường hợp tăng huyết áp không tìm thấy nguyên nhân chiếm khoảng 90-95% nhưng cũng có một số yếu tố làm tăng khả năng mắc bệnh. 

Yếu tố nguy cơ có thể điều chỉnh được:

– Ăn nhiều muối, ít ăn rau củ quả.

– Thừa cân, béo phì.

– Hút thuốc lá dẫn đến tình trạng gây co mạch và tăng xơ vữa động mạch.

– Uống rượu bia thường xuyên.

– Ít vận động.

– Căng thẳng, lo âu.

ăn không lành mạnh

Yếu tố nguy cơ không thể điều chỉnh được:

– Di truyền: Nghiên cứu cho thấy con cái sinh ra nếu có cha mẹ mắc bệnh tăng huyết áp thì nguy cơ mắc phải là rất cao. 

– Tuổi: Độ tuổi càng cao, thành mạch máu càng xơ cứng và lão hóa, áp lực trong lòng mạch tăng gây tăng huyết áp, giảm khả năng đàn hồi.

Xem thêm:  Cách đọc đơn vị đo huyết áp chính xác nhất

– Các bệnh lý về thận: viêm cầu thận, hẹp động mạch thận, sỏi thận,…

– Nội tiết: cường tuyến giáp, cường tuyến yên, tủy thượng thận hoặc u vỏ,…

– Bệnh lý mạch máu và tim: hở van động mạch chủ, Takayasu, hẹp eo động mạch chủ,…

– Nhiễm độc thai nghén.

2. Triệu chứng của tăng huyết áp

Những triệu chứng của bệnh lý tăng huyết áp thường không đặc trưng và phần lớn người mắc bệnh không biết mình bị bệnh. Các triệu chứng thường chỉ xuất hiện khi bị nặng. Chính vì vậy mà cần phải theo dõi thường xuyên.

Những dấu hiệu hay gặp của tăng huyết áp là:

Choáng váng;

– Đau đầu;

– Chóng mặt;

– Mất ngủ;

– Ù tai;

Hoa mắt;

– Khó thở, đau tức ngực;

– Hồi hộp, lo lắng, buồn nôn.

ù tai

3. Các biến chứng của tăng huyết áp

Tăng huyết áp làm tăng gánh nặng cho hệ thống động mạch và tim, tim phải làm việc nhiều hơn, chịu tải trọng nhiều hơn khiến tim có khuynh hướng giãn lớn và to ra, hậu quả cuối cùng dẫn đến suy tim.

Tăng huyết áp cũng thúc đẩy và gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Đây là một bệnh lý nguy hiểm dẫn đến nhiều biến chứng tim mạch như:

Nhồi máu cơ tim.

Tai biến mạch máu não.

– Bệnh động mạch chủ, bệnh động mạch vành mạn tính, bệnh động mạch ngoại vi…

Xem thêm:  Sốt ve mò: Nguyên nhân, triệu chứng và các phương pháp điều trị

Ngoài ra, tăng huyết áp còn ảnh hưởng đến suy thận mạn tính, thận và mắt, giảm thị lực thậm chí mù lòa.

4. Phòng ngừa các biến chứng của tăng huyết áp

Bệnh tăng huyết áp là một bệnh mạn tính. Người bệnh nhất thiết phải kiểm soát tốt huyết áp để ngăn ngừa lâu dài các biến chứng. Cụ thể:

– Chế độ ăn hợp lý: Giảm ăn mặn (dưới 5g muối/ngày), hạn chế các thức ăn chứa nhiều muối như mì ăn liền, thịt hun khói, cà muối, dưa muối, xúc xích,… Tăng cường ăn hoa quả tươi, rau xanh; Đảm bảo đủ các yếu tố vi lượng và kali trong khẩu phần ăn hằng ngày; Hạn chế thức ăn có nhiều chất béo bão hòa (mỡ động vật, bơ…), thịt có màu đỏ, lòng đỏ trứng; Không ăn phủ tạng động vật, tăng cường ăn cá.

– Duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9; cố gắng duy trì vòng bụng dưới 80cm ở nữ và dưới 90cm ở nam. Tích cực giảm cân (nếu quá cân).

– Hạn chế uống bia, rượu; Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lào hoặc thuốc lá. 

– Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: đi bộ, tập thể dục, đi xe đạp hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày. 

– Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần chú ý đến việc nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn; tránh bị lạnh đột ngột.

Xem thêm:  Cách cải thiện nhịp tim khi chạy bộ: Bí quyết đơn giản nhưng hiệu quả

– Người trưởng thành cần thường xuyên đo kiểm tra huyết áp để phát hiện sớm bệnh tăng huyết áp.

– Uống thuốc đúng cách: Uống đúng thuốc, đủ liều, đều đặn. Không tự ý dừng thuốc, tăng hoặc giảm liều, thay đổi thuốc.

– Thăm khám bệnh theo lịch hẹn để kiểm tra chi tiết hơn.

– Đo huyết áp thường xuyên, ít nhất mỗi ngày một lần và ghi vào sổ  theo dõi huyết áp.

Máy đo B3 AFIB Advanced giúp kiểm soát tăng huyết áp

Máy đo B3 AFIB Advanced giúp kiểm soát tăng huyết áp nhanh và chính xác

Trên đây là bài viết của Microlife chúng tôi chia sẻ sâu hơn khi bị tăng huyết áp cần theo dõi thường xuyên, tránh biến chứng xảy đến với bạn. Từ đó mà có thể tự bảo vệ bản thân cũng như người thân trong gia đình cẩn thận hơn. Chúng tôi là nơi chuyên cung cấp y sinh, được rất nhiều khách hàng tin tưởng. Nếu có bất cứ thắc mắc gì hãy liên hệ chúng tôi qua hotline (028) 22 600 006 – 0972 597 600.