Phòng ngừa đột quỵ – Tưởng không dễ hóa ra dễ không tưởng!

Từ khóa đột quỵ có thể làm nhiều người sợ hãi nhưng dù nó nguy hiểm đến đâu, vẫn có cách phòng ngừa dành cho bạn. Phòng ngừa đột quỵ là cơ hội để bạn tránh được những tổn thương não hoặc nguy cơ tử vong do đột quỵ não. Do đó, thay vì sợ hãi đột quỵ, hãy tìm hiểu ngay những cách phòng ngừa đột quỵ để có thể tự tin tận hưởng cuộc sống và giúp người thân, bạn bè mình phòng tránh “kẻ sát nhân” âm thầm này nhé!

Hiện nay, các thông tin về những cách phòng tránh đột quỵ não được đăng tải công khai trên các trang thông tin về sức khỏe. Tuy nhiên, trong bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn có được những thông tin chính xác và cô đọng nhất. Nhờ đó, bạn có thể thực hiện đúng những biện pháp phòng ngừa, không chỉ tránh xa đột quỵ mà còn góp phần bảo vệ sức khỏe, tăng sức đề kháng để tránh mắc phải những bệnh nền – nguyên nhân chính dẫn đến đột quỵ. 

Phòng ngừa đột quỵ - Tưởng không dễ hóa ra dễ không tưởng!-1

Phòng ngừa đột quỵ là cách duy nhất giúp bạn thoát khỏi biến chứng nghiêm trọng

Vì sao cần biết cách phòng ngừa đột quỵ?

Mặc dù đột quỵ rất nguy hiểm, có thể quật ngã một người hoàn toàn khỏe mạnh, khiến họ trở nên tàn phế hoặc tử vong, nhưng thực tế cho thấy, không phải ai cũng hiểu được điều này. Nhiều người vẫn cho rằng đột quỵ “chừa họ ra” hoặc họ đủ khỏe để không mắc đột quỵ. Nhưng sự thật phũ phàng rằng đột quỵ có thể tìm đến những người khỏe mạnh nhất. Trong mùa World Cup vừa qua, ngôi sao của đội tuyển Đan Mạch – tiền vệ  Christian Eriksen đã bị đột quỵ ngay trên sân. Nếu không được cấp cứu kịp thời, có lẽ cầu thủ này không thể vượt qua nguy hiểm. Các cầu thủ bóng đá đẳng cấp thế giới có chế độ tập luyện, dinh dưỡng, nghỉ ngơi rất khắt khe và điều độ nhưng vẫn không thoát khỏi đột quỵ. Do đó, đừng chủ quan vì biết đâu, đột quỵ não sẽ “sờ gáy” bạn vào một ngày nào đó?

Theo một báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới năm 2019, đột quỵ được đánh giá là nguyên nhân gây chết người thứ 2 trong số 10 nguyên nhân lớn nhất khi chiếm đến 11% trong tổng số người chết trong năm này. Tại Việt Nam, đột quỵ (tai biến mạch máu não) là nguyên nhân phổ biến gây tử vong hàng đầu. PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Phó Chủ tịch Hội đồng Y khoa quốc gia, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Phó Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống bệnh không lây nhiễm Bộ Y tế cho biết, mỗi năm ở Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ, hơn 50% trong số đó tử vong và chỉ có 10% sống sót là hồi phục hoàn toàn. Đặc biệt, đột quỵ não đang có xu hướng trẻ hóa, nếu không được quan tâm phòng ngừa sẽ để lại hậu quả rất nguy hiểm.

Xem thêm:  Nói khó nghe, chân tay yếu, nhai nuốt kém có phải là dấu hiệu của đột quỵ không?

Phòng ngừa đột quỵ - Tưởng không dễ hóa ra dễ không tưởng!-2

Phần lớn người mắc đột quỵ không thể hồi phục hoàn toàn

Có thể thấy, tỷ lệ hồi phục hoàn toàn sau đột quỵ là rất thấp, nhiều người sẽ chịu những tổn thương não vĩnh viễn, thậm chí tử vong. Do đó, việc phòng ngừa đột quỵ càng sớm, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ, ở đỉnh cao của năng suất lao động càng quan trọng. 

Những dấu hiệu báo trước của tai biến

Trước khi tìm hiểu cách phòng ngừa đột quỵ, bạn cần biết cách những dấu hiệu đột quỵ thật kỹ càng. Mặc dù là hiện tượng nguy hiểm nhưng đột quỵ vẫn có những dấu hiệu báo hiệu trước. Do đó, hãy cố gắng chú ý người thân, bạn bè và bản thân bạn, nếu xuất hiện những triệu chứng này thì cần xử lý kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm của đột quỵ.

Một số dấu hiệu báo trước của tai biến bao gồm:

  • Đột ngột tê hoặc yếu ở mặt, cánh tay hoặc chân, đặc biệt là ở một bên của cơ thể.
  • Đột ngột nhầm lẫn, khó nói hoặc khó hiểu lời nói.
  • Đột ngột khó nhìn ở một hoặc cả hai mắt.
  • Đột ngột khó đi bộ, chóng mặt, mất thăng bằng hoặc thiếu phối hợp.
  • Đau đầu dữ dội đột ngột không rõ nguyên nhân.
  • Phòng ngừa đột quỵ - Tưởng không dễ hóa ra dễ không tưởng!-3

Cơ mặt biến đổi là một trong những dấu hiệu tai biến

Ngoài ra, bạn có thể áp dụng bài kiểm tra FAST để kiểm tra các triệu chứng phổ biến nhất của đột quỵ ở chính bạn hoặc người khác.

  • Khuôn mặt (Face): Cười và xem một bên của khuôn mặt có bị xệ xuống không.
  • Cánh tay (Arms): Nâng cao cả hai cánh tay. Một cánh tay có thả xuống không?
  • Giọng nói (Speech): Nói một cụm từ ngắn và kiểm tra cách nói ngọng hoặc lạ.
  • Thời gian (Time): Nếu câu trả lời cho bất kỳ điều nào trong số này là có, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức và ghi lại thời gian các triệu chứng bắt đầu.

Dù đột quỵ não sẽ có nhiều dấu hiệu khác nhưng trên đây là những dấu hiệu dễ nhận biết mình vì nó phản ánh trên khuôn mặt, các cơ vận động hoặc các cơn đau rõ ràng. 

Theo chuyên trang y tế Webmd, việc quan trọng nhất để có thể phòng ngừa đột quỵ chính là luôn sẵn sàng và thực hiện những lời khuyên dưới đây:

Tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và cho gia đình và bạn bè của bạn biết.

Nếu bạn có bất kỳ tình trạng sức khỏe nào, hãy đeo một chiếc vòng tay y tế hoặc giấy tờ tùy thân khác có liệt kê các bệnh này, bệnh dị ứng của bạn và bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng.

Xem thêm:  Đột quỵ kéo dài bao lâu thì có thể tự khỏi?

Dạy con bạn bài kiểm tra FAST, cách gọi cấp cứu, cung cấp địa chỉ của bạn và mô tả những gì đang xảy ra.

Như vậy, bạn có thể yên tâm rằng đột quỵ có những dấu hiệu riêng và có thể nhận biết được, miễn là bạn đủ tinh tế để nhận ra. Vì vậy, đừng bỏ qua bất kỳ triệu chứng nào vì biết đâu bạn có thể cứu được người thân, bạn bè khỏi biến chứng nguy hiểm của đột quỵ thì sao?

3 cách phòng ngừa đột quỵ hiệu quả, dễ áp dụng nhất

Hiện nay, thông tin về về đột quỵ đã được phổ biến rộng rãi, do đó, người dân cũng có cơ hội tiếp cận và nắm được những cách phòng ngừa tai biến mạch máu não. Chúng tôi xin cung cấp cho bạn những cách phòng chống đột quỵ dễ thực hiện, hiệu quả cao để bạn có thể bảo vệ bản thân, gia đình khỏi đột quỵ não một cách tốt nhất.

Duy trì lối sống lành mạnh, cân bằng

Đây là một trong những cách đơn giản, tiết kiệm nhất để phòng ngừa đột quỵ não. Không chỉ đột quỵ não, một lối sống lành mạnh còn có thể đẩy lui nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm khác như tai biến mạch máu não, xơ vữa động mạch hoặc các bệnh như béo phì, thừa cân,… – những nguy cơ hàng đầu gây ra đột quỵ. Theo đó, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn của bản thân bằng việc tăng hàm lượng rau xanh, các vitamin, khoáng chất trong rau củ, cắt giảm bớt lượng đường, mỡ, muối. Cách làm này sẽ giảm bớt áp lực lên hệ tuần hoàn, giúp mạch máu được lưu thông và nuôi dưỡng các tế bào nào hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc giảm bớt chất béo trong khẩu phần ăn cũng giảm nguy cơ béo phì – căn bệnh rất dễ dẫn đến suy giảm sức khỏe tim mạch, gây tắc mạch máu não.

Cùng với chế độ ăn, bạn cũng nên xây dựng chế độ luyện tập đều đặn vì tập thể dục không chỉ giúp duy trì cân nặng ổn định mà còn tăng cường trao đổi chất, giúp cơ thể hấp thu dinh dưỡng tốt hơn, giảm nguy cơ tắc mạch máu. Có rất nhiều bài tập phù hợp để bạn có thể tập luyện như đi bộ, đạp xe, chống đẩy,…Tùy theo tình trạng sức khỏe, bạn có thể lựa chọn bài tập với cường độ hợp lý. Đừng bao giờ cố tập hơn khả năng chịu đựng của mình vì bạn sẽ vô tình đưa bản thân vào nguy cơ đột quỵ sau tập thể thao.

Phòng ngừa đột quỵ - Tưởng không dễ hóa ra dễ không tưởng!-4

Tập thể dục là cách phòng ngừa đột quỵ cho mọi lứa tuổi

Thăm khám sức khỏe tim mạch định kỳ 

Ngay cả bạn đang tạo thói quen sinh hoạt tốt thì bạn vẫn cần có sự đồng hành của một bác sĩ giàu kinh nghiệm. Bạn nên đặt lịch khám sức khỏe tim mạch hoặc sức khỏe tổng quát định kỳ, đặc biệt nếu bạn đã trên 60 tuổi và có những bệnh mãn tính như tăng huyết áp. Trong các buổi thăm khám, bạn nên đề nghị bác sĩ kiểm tra nguy cơ bị đột quỵ của bản thân, đồng thời đưa ra những khuyến nghị để bảo vệ bản thân trước khi quá muộn. 

Xem thêm:  Ăn uống gì để hạ huyết áp? Các loại thực phẩm tốt cho người huyết áp cao

Ngoài ra, nếu bạn xuất hiện dấu hiệu bất thường hoặc từng xuất hiện những dấu hiệu đột quỵ, bạn cần phải thông báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn phòng ngừa đột quỵ hiệu quả. Nhiều bệnh nhân vì chủ quan, cho rằng những dấu hiệu báo trước của tai biến cho là vấn đề vô hại nên đã phải trả giá rất đắt. Do đó, bạn nên học cách lắng nghe cơ thể mình để biết ngăn ngừa đột quỵ càng sớm càng tốt.

Tự chăm sóc sức khỏe, theo dõi các chỉ số tại nhà

Khác với trước kia, con người phải đến bệnh viện mới có thể biết được tình trạng sức khỏe của mình. Ngày nay, chỉ cần ở nhà, bạn vẫn có thể biết được huyết áp, nhịp tim của mình thay đổi như thế nào chỉ với một chiếc máy đo huyết áp. Những thiết bị này được thiết kế nhỏ gọn, có độ chính xác cao nên giúp bệnh nhân nhận biết được tình trạng hiện tại và có những phương pháp xử lý kịp thời. Một trong những dấu hiệu phổ biến của đột quỵ não chính là huyết áp tăng, do đó, khi thấy chóng mặt, đau đầu, bạn cần đo huyết áp ngay để kịp thời sơ cứu.

Một trong những thiết bị đo huyết áp, nhịp tim được ưa chuộng nhất hiện nay chính là chiếc máy từ thương hiệu Microlife – Thương hiệu cung cấp thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà từ Thụy Sĩ. Với hơn 110 chi nhánh trên toàn thế giới, Microlife đã trở thành người bạn đồng hành của hàng trăm triệu người trong việc phòng ngừa đột quỵ và các biến chứng từ đột quỵ. Tại Việt Nam, Biomeq tự hào là nhà phân phối độc quyền máy đo huyết áp Microlife, giúp người dân Việt Nam luôn yên tâm với sức khỏe của mình.

Trên đây là những thông tin về phòng ngừa đột quỵ cũng như những thông tin liên quan về mức độ nguy hiểm của đột quỵ não. Hy vọng rằng bạn đã hiểu vì sao đột quỵ là “tử thần” âm thầm, có thể tìm đến chúng ta bất cứ lúc nào. Đừng quên áp dụng những cách phòng ngừa đột quỵ ngay hôm nay để tận hưởng một cuộc sống trọn vẹn, tránh xa đột quỵ nhé!