Người cao tuổi bị tiểu đường hay cao huyết áp có thể làm xét nghiệm sinh thiết hay không?

Xét nghiệm sinh thiết là một trong những thủ thuật cần có độ chính xác cao. Xét nghiệm này được chỉ định phổ biến trong việc chẩn đoán bệnh ung thư và mức độ tổn thương để ngăn ngừa những rủi ro ảnh hưởng đến tính mạng. Nhiều người thắc mắc về vấn đề người cao tuổi bị tiểu đường, cao huyết áp có thể làm sinh thiết không? Hãy cùng Microlife tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

1. Xét nghiệm sinh thiết là gì?

Sinh thiết là phương pháp xét nghiệm được thực hiện bằng cách lấy bệnh phẩm của mô từ bất cứ một vị trí nào trên cơ thể như nội tạng, da hay cấu trúc khác. Bệnh phẩm sau khi lấy sẽ được kiểm tra dưới kính hiển vi để chẩn đoán bệnh chính xác hơn.

Mục đích của thủ thuật của chính là để kiểm tra sự bất thường về chức năng của một bộ phận hay bất cứ sự thay đổi tế bào cấu trúc bất thường nào như viêm, bướu, khối u,… 

So với các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh khác, xét nghiệm sinh thiết nổi bật ở việc giúp phân biệt tế bào thường và tế bào ung thư, từ đó giúp chẩn đoán và xác định giai đoạn bệnh hay ung thư chính xác hơn. Quá trình thực hiện sinh thiết không gây đau đớn, đồng thời tỷ lệ rủi ro thấp. Cho nên, những người cao tuổi bị tiểu đường và cao huyết áp vẫn có thể làm sinh thiết khi được bác sĩ chỉ định.

xét nghiệm sinh thiết

2. Các loại xét nghiệm sinh thiết 

Hiện nay, có rất nhiều loại sinh thiết để người bệnh lựa chọn. Dưới đây là 5 loại sinh thiết phổ biến nhất mà người cao tuổi bị tiểu đường, cao huyết áp có thể sinh thiết được.

2.1. Sinh thiết tủy xương

Sinh thiết tủy xương được chỉ định khi người bệnh nghi ngờ bệnh lý máu ác tính nhằm kiểm tra các tế bào ung thư từ những bộ phận khác trên cơ thể có thể di căn đến xương.

Quy trình thực hiện: bên trong các xương lớn như xương đùi, xương hông, tế bào máu được sản xuất nhờ tủy sống hay gọi cách khác là vật liệu xốp. Xét nghiệm sinh thiết tủy xương sẽ chẩn đoán những tình trạng ung thư hay các bệnh lý lành tính như thiếu máu, nhiễm trùng, bệnh bạch cầu,…

Xem thêm:  Đo huyết áp 110/70 có tốt không?

2.2. Sinh thiết nội soi

Sinh thiết nội soi được chỉ định để tiếp cận mô bên trong cơ thể nhằm thu thập các mẫu từ những bộ phận như: bàng quang, đại tràng, phổi… Sinh thiết nội soi được tiến hành thông qua vết mổ nhỏ trên cơ thể, hoặc thực hiện qua một số bộ phận khác như mũi, miệng, niệu đạo và trực tràng.

Quy trình thực hiện: Bác sĩ sử dụng một ống nội soi mỏng linh hoạt có camera nhỏ và đèn đồng thời sử dụng màn hình video để xem hình ảnh giúp thu thập mẫu dễ dàng hơn. Quá trình thực hiện lấy mẫu thường mất từ 5 đến 20 phút.

sinh thiết nội soi

2.3. Sinh thiết kim

Xét nghiệm sinh thiết kim được sử dụng để thu thập các mẫu da hay cho bất kỳ mô nào có thể dễ dàng tiếp cận dưới vùng da. Có 4 loại sinh thiết kim khác nhau bao gồm:

  • Sinh thiết kim lõi: Đây là phương pháp xét nghiệm sử dụng kim cỡ trung bình/lớn để tiếp cận lõi mô trung tâm, nhằm lấy mô từ lõi trung tâm khối u trong vú.
  • Sinh thiết kim nhỏ: Xét nghiệm sinh thiết này thường dùng một kim nhỏ được gắn vào ống tiêm, cho phép rút chất lỏng và tế bào, được chỉ định trong những trường hợp khối u, bướu sờ thấy được.
  • Sinh thiết tựa trục: Thủ thuật này thường được tiến hành cho những vị trí không thể sờ thấy, nhưng có thể nhìn thấy thông qua hình chụp quang như CT hoặc X – quang, bác sĩ sẽ tiếp cận các khu vực cụ thể, như phổi, gan hoặc các cơ quan khác.
  • Sinh thiết hỗ trợ chân không: Là loại xét nghiệm thường sử dụng trong xét nghiệm vú, hỗ trợ thiết bị hút chân không, giúp tổn thương, mổ và không bị sẹo to.

2.4. Sinh thiết da

Sinh thiết da được chỉ định khi bạn nghi ngờ vùng da bị phát ban, tổn thương da hoặc một số tình trạng nhất định, không rõ nguyên nhân hoặc không đáp ứng phác đồ điều trị.

Quy trình thực hiện: Thủ thuật này có thể được tiến hành bằng cách sử dụng thuốc gây tê cục bộ, sau đó loại bỏ một phần nhỏ bằng dao. Có thể sử dụng thủ thuật sinh thiết bấm với một dụng cụ đặc biệt chuyên bấm một lỗ nhỏ thông qua các lớp trên của da để lấy mẫu da.

Xem thêm:  Mua nhiệt kế hồng ngoại Microlife ở đâu?

sinh thiết da

2.5. Sinh thiết phẫu thuật

Sinh thiết phẫu thuật được chỉ định trong nhiều tình huống khác nhau. Dưới đây là 3 trường hướng sử dụng xét nghiệm thông dụng nhất.

  • Sinh thiết ung thư: Khi bệnh nhân có một khối u hoặc sưng ở một bộ phần nào đó trong cơ thể không rõ nguyên nhân thì cách duy nhất để xác định đó có phải là ung thư hay không là thông qua xét nghiệm sinh thiết ung thư.
  • Sinh thiết dạ dày: Thủ thuật giúp bác sĩ xác định chính xác hơn các tình trạng dạ dày loét dạ dày có do thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs) gây ra. Sinh thiết ruột non được dùng để đánh giá bệnh nhân bị kém hấp thu, thiếu máu hoặc bệnh Celiac.
  • Sinh thiết gan: Phương pháp xét nghiệm này giúp bác sĩ chẩn đoán khối u và ung thư trong gan, xơ gan chính xác hơn đặc biệt là khi gan bị sẹo do chấn thương hoặc viêm gan lâu dài do lạm dụng rượu bia.

3. Sinh thiết có an toàn đối với người cao tuổi bị đường huyết cao và cao huyết áp không?

Sinh thiết là loại xét nghiệm an toàn và được giới chuyên gia đánh giá là một thủ thuật có rủi ro rất thấp như:

  • Nhiễm trùng: Đối với trường hợp bị nhiễm trùng nhỏ, nguy cơ nhiễm trùng cần điều trị bằng kháng sinh thường rất thấp.
  • Chảy máu.
  • Xét nghiệm sai vị trí, lấy không đủ mẫu xét nghiệm sẽ dẫn đến sai kết quả và phải thực hiện lại.

4. Người cao tuổi bị tiểu đường, cao huyết áp có thể làm xét nghiệm sinh thiết không?

Với rủi ro xét nghiệm thấp nên phương pháp này có thể được chỉ định với cả người cao tiểu bị tiểu đường, cao huyết áp. Tuy nhiên, để tránh rủi ro, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần ổn định đường huyết và huyết áp cho người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi.
  • Tránh tâm lý bệnh nhân lo lắng, căng thẳng khiến đường huyết tăng cao, huyết áp tăng đột ngột, khó kiểm soát và gây bất lợi cho việc xét nghiệm.
Xem thêm:  Nhồi máu cơ tim và đột quỵ: Sự khác biệt, dấu hiệu và cách phòng ngừa

Như vậy, người cao tuổi bị đường huyết lên cao và cao huyết áp vẫn có thể làm sinh thiết. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn cho sức khỏe của mình và người thân, bạn nên chọn những trung tâm bệnh viện có đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp với trang thiết bị y tế hiện đại, tân tiến nhất của Microlife.

5. Microlife – Thương hiệu chuyên cung cấp các thiết bị y tế hiện đại

Microlife luôn tự hào là một trong những thương hiệu hàng đầu trên thị trường thế giới trong phân khúc phát triển và sản xuất các thiết bị chẩn đoán y khoa tại các cơ sở y tế và tại nhà như: thiết bị đo nồng độ Oxy, nhiệt kế điện tử, máy đo huyết áp,…

Những thiết bị y tế được phân phối và sản xuất tại công ty luôn được cam kết về chất lượng tốt, độ tin cậy, chính xác cao và chính sách hậu đãi đối với quý khách hàng. Đồng thời, chúng tôi còn không ngừng cải tiến công nghệ hiện đại, chuyên biệt nhằm gia tăng phúc lợi sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người sử dụng.

Cho nên quý khách hàng hãy yên tâm sử dụng những thiết bị y tế của Microlife bởi sản phẩm của chúng tôi đều được kiểm nghiệm lâm sàng nhằm đảm bảo độ an toàn tốt nhất cho sức khỏe khách hàng. Đặc biệt, mọi sản phẩm được phân phối của công ty đều được sự đồng thuận của các tổ chức hiệp hội thế giới như: Hiệp hội tăng huyết áp Anh quốc (BHS), Hiệp hội Tăng huyết áp Đức (GS) và Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu (EHS).

Máy B3 AFIB Advanced hỗ trợ kiểm tra nhịp tim

Máy B3 AFIB Advanced hỗ trợ kiểm tra nhịp tim tại nhà nhanh và chính xác

Hy vọng thông bài viết trên, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi người cao tuổi bị tiểu đường, cao huyết áp có thể làm sinh thiết không? Nếu quý khách có thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng thiết bị y tế chất lượng, uy tín của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) hãy liên hệ với hotline 0972 597 600 hoặc Tel:(028)22 600 006 để được đội ngũ nhân viên của công ty hỗ trợ tư vấn sớm nhất.