Khi huyết áp tăng đột ngột cần làm gì?

Thông số thể hiện tình trạng sức khỏe của bạn được thể hiện qua huyết áp. Khi huyết áp tăng một cách đột ngột, xử lý như thế nào rất ít ai biết được và ít nhiều sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể. Chính vì vậy dưới bài viết này, Microlife sẽ gửi đến bạn những thông tin về cách xử lý để chúng ta nhìn nhận và hiểu hơn về tầm quan trọng trong việc theo dõi huyết áp.

1. Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm thế nào?

Áp lực của dòng máu trong lòng động mạch nhằm đưa máu đến nuôi dưỡng các cơ quan trong cơ thể được gọi là Huyết áp

Huyết áp được tạo ra do sức cản của mạch máu và lực co bóp của tim. Huyết áp được chẩn đoán tăng khi huyết áp tâm trương từ 90 mmHg trở lên hoặc huyết áp tâm thu từ 140 mmHg trở lên. Bên cạnh đó, huyết áp sẽ thay đổi tùy theo hoạt động, tình trạng sức khỏe hoặc cảm xúc tại thời điểm đó chứ không phải luôn ổn định hay giữ cùng một chỉ số. Chỉ cần một hoạt động nhỏ như thay đổi tư thế, vị trí, hút thuốc lá, uống cà phê, bị xúc động,… cũng sẽ làm huyết áp tăng lên. Tuy nhiên, cơ thể luôn phối hợp nhiều cơ chế để mau chóng đưa huyết áp trở về giá trị huyết áp bình thường

Trong trường hợp huyết áp tăng nhanh liên tục và tăng cao, sẽ có nguy cơ dẫn đến các biến cố tim mạch nếu áp lực dòng máu trong lòng mạch máu quá lớn. Điều đáng sợ nhất chính là vỡ mạch máu; nếu tại não thì gây ra xuất huyết não, bệnh nhân bị yếu liệt, nói khó hay nặng hơn là hôn mê, lú lẫn. Nếu đã có phình bóc tách động mạch chủ trước đó, với áp lực máu lớn, nguy cơ vỡ ra rất cao, nhanh chóng tụt huyết áp và tử vong. Ngoài ra, tăng huyết áp đột ngột còn gây suy tim cấp, phù phổi cấp, chảy máu mũi liên tục, suy thận cấp, xuất huyết võng mạc làm mù lòa,…

Xem thêm:  Bệnh huyết áp lên xuống thất thường là gì?

Tăng huyết áp đột ngột nguy hiểm thế nào?

2. Nhận biết tăng huyết áp đột ngột

Tình trạng tăng huyết áp đột ngột đã gây tổn thương cơ quan đích thường mới đến bệnh viện thì có khả năng gây nguy hiểm cao.

Rất dễ dàng để nhận biết được tăng huyết áp đột ngột sẽ như thế nào:

– Yếu liệt nửa người.

– Đau ngực.

– Miệng méo.

– Nhìn mờ.

– Khó thở.

– Ho ra máu.

– Chảy máu cam.

– Lơ mơ, chậm tiếp xúc.

Ho ra máu.

Những trường hợp trên rất đáng tiếc vì nếu kiểm soát được huyết áp về bình thường thì tình trạng tổn thương cơ quan cũng khó khôi phục lại như bình thường.

Một số bệnh nhân có khả năng tự nhận viết huyết áp đang tăng khi cảm thấy:

– Đau đầu.

– Cứng cổ.

– Chóng mặt, buồn nôn.

– Đau gáy,… 

– Cảm giác khó chịu, lo lắng, bứt rứt. 

Việc nhanh chóng tìm chỗ ngồi nghỉ và đo lại huyết áp là vô cũng cần thiết ngay lúc này.

Đau vai gáy,... 

3. Làm gì khi bị tăng huyết áp đột ngột?

Có rất nhiều cách để xử lý khi huyết áp tăng đột ngột. Điều quan trọng hơn hết là cần bình tĩnh và tình ra giải pháp hợp lý nhất.

– Nằm nghỉ hoặc ngồi nghỉ. 

– Nếu đang đi ngoài đường, đang làm việc ngoài trời, ở nơi đông người thì nhanh chóng đưa vào nơi mát mẻ, có bóng râm, thoáng khí, tránh kích động, yên tĩnh, tránh âm thanh, ánh sáng mạnh. 

– Cởi bớt quần áo, nón mũ để người bệnh được thoải mái hơn và sau đó tiến hành đo lặp lại huyết áp.

Xem thêm:  B3 AFIB Advanced - vệ sĩ bảo vệ sức khỏe gia đình Việt

– Không hút thuốc lá, hạn chế ăn mặn, tránh lo âu

Không hút thuốc lá, hạn chế ăn mặn, tránh lo âu

Có thể giữ người bệnh theo dõi tại nhà nếu huyết áp tâm thu vẫn cao trên 140 mmHg nhưng dưới 160 mmHg, chủ yếu nghỉ ngơi và hạn chế đi lại. Bệnh nhân cần tiếp tục dùng thuốc huyết áp trong ngày theo toa điều trị. Nếu vẫn còn bất thường, nên đi tái khám sớm hơn ngày hẹn để bác sĩ điều chỉnh thuốc cho phù hợp.

Nếu huyết áp tâm thu cao trên 160mmHg, cần sử dụng thuốc hạ áp có sẵn tại nhà đã được tham khảo bác sĩ từ trước. Đây là các loại thuốc khống chế huyết áp khởi đầu tác dụng nhanh, thời gian tác dụng ngắn và thường có dạng bào chế là viên ngậm hoặc nhỏ giọt dưới lưỡi. Trong thời gian này, bệnh nhân cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và đo lại huyết áp. Trong trường hợp huyết áp vẫn còn cao hoặc tại nhà không có thuốc kiểm soát huyết áp tức thời thì nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện sớm.

Trong bất cứ tình huống nào bệnh nhân vừa có tăng huyết áp đột ngột và vừa có các triệu chứng nêu trên như yếu liệt, đau ngực, khó thở, nhìn mờ, lừ đừ, mê man, chảy máu thì cần đưa đến khoa cấp cứu của các bệnh viện gần nhất để được can thiệp kịp thời.

4. Phòng tránh tăng huyết áp đột ngột như thế nào?

Tăng huyết áp được xem là một bệnh lý mạn tính suốt đời. Nếu bệnh nhân tuân thủ điều trị, uống thuốc đúng cữ và tái khám định kỳ thì chỉ số huyết áp sẽ được giữ ổn định.

Ngoài ra, người bệnh cũng tích cực phòng tránh các yếu tố thúc đẩy làm huyết áp tăng cao. Các phòng tránh tăng huyết áp đột ngột đơn giản là:

Xem thêm:  Đau đầu, chóng mặt, choáng váng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

– Chủ động uống thuốc hoặc và ghi nhớ thời gian uống thuốc huyết áp, giảm tình trạng huyết áp tăng cao trở lại. 

– Không uống thêm thuốc chữa cảm cúm, viêm nhiễm hay lạm dụng thuốc giảm đau…. 

– Không ăn quá mặn chứa nhiều muối và chất béo bão hòa hút thuốc lá. – Không nên làm việc căng thẳng, tránh tình trạng mất ngủ, lo lắng, dùng các thức uống kích thích như trà, bia, rượu, cà phê,…

Chung quy lại, khi bị tăng huyết áp đột ngột cần hết sức lưu ý bởi nó có thể nguy hiểm đến tính mạng. Cần phải giữ thói quen theo dõi huyết áp của mình cũng như người thân thường xuyên, tìm hiểu và biết cách xử lý khi tăng huyết áp đột ngột để đảm bảo sức khỏe được tết, tránh những điều không đáng tiếc có thể xảy ra.

Chứng Rung Nhĩ có liên quan đến cục máu đông và nhồi máu cơ tim

Theo dõi huyết áp của mình cũng như người thân thường xuyên tại nhà bằng máy đo huyết áp Microlife

Bài viết trên của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) đã cho bạn cái nhìn sâu hơn về việc tăng huyết áp đột ngột, xử lý như thế nào. Qua đây mà tất cả mọi người đều có thể tự bảo vệ chính nhìn, ngay khi có dấu hiệu phải thăm khám là vô cùng quan trọng và cần thiết. Microlife là nơi cung cấp y sinh, hỗ trợ các khách hàng tận tình, chu đáo. Hãy liên hệ để chúng tôi để được tư vấn chu đáo nhất có thể qua hotline  (028) 22 600 006 – 0972 597 600