Khi nào thì chỉ số huyết áp tâm trương được cho là cao? 

Khi nhắc đến tăng huyết áp, người ta thường quan tâm đến khái niệm huyết áp nói chung mà ít khi quan tâm đến từng chỉ số huyết áp riêng biệt. Hiểu và kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các biến chứng do huyết áp gây ra. Trong bài viết này, Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về huyết áp tâm trương.

1. Huyết áp tâm trương là gì?

Huyết áp tâm trương là huyết áp thấp nhất trong mạch máu và xảy ra giữa các lần co bóp của tim khi cơ tim thư giãn. Huyết áp tâm trương tăng cao khi chỉ số dưới từ 90mmHg trở lên. Tăng huyết áp tâm trương xảy ra chủ yếu ở những người trẻ tuổi.

huyết áp tâm trương

2. Nguyên nhân huyết áp tâm trương tăng cao

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến huyết áp tâm trương cao mà mọi người cần nắm rõ. Dưới đây là những nguyên nhân chính khiến huyết áp tâm trương của nhiều người tăng cao. 

2.1. Tuổi tác và giới tính

Tuổi tác là yếu tố chính, ảnh hưởng đến 90% người bị tăng huyết áp. Nam giới trên 45 tuổi và nữ giới trên 55 tuổi có nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp. Tuy nhiên, huyết áp tâm trương tăng cao đang trở nên phổ biến hơn ở thanh thiếu niên. Đàn ông thường có nguy cơ tăng huyết áp cao hơn phụ nữ.

2.2. Tiền sử gia đình 

Nếu trong gia đình của bạn có người thân bị mắc bệnh tăng huyết áp tâm trương thì bạn cũng có thể có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn.

2.3. Béo phì

Hiện nay, 1/3 số người mắc bệnh tăng huyết áp bị thừa cân. Người lớn béo phì có khả năng bị tăng huyết áp tâm trương cao gấp đôi so với người trưởng thành có cân nặng bình thường. Trẻ em và thanh thiếu niên thừa cân có thể mắc bệnh cao huyết áp tâm trương khi lớn lên.

Xem thêm:  Chỉ số huyết áp của người từ 40 tuổi trở lên bao nhiêu là bình thường?

béo phì

2.4. Chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn 

Đây là tình trạng ngừng thở lặp đi lặp lại trong khi ngủ. Hầu hết bệnh nhân tăng huyết áp tâm trương đều bị ngưng thở khi ngủ.

2.5. Lối sống không lành mạnh

Hút thuốc và uống quá nhiều rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh huyết áp tâm trương cao. Chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn ít kali, nhiều muối có thể làm tăng huyết áp tâm trương. Ngoài ra, lối sống ít vận động có thể khiến cho bạn bị thừa cân, dẫn đến huyết áp tâm trương tăng cao. Cả căng thẳng về tinh thần và thể chất đều có thể làm tăng huyết áp của bạn.

2.6. Rối loạn sức khỏe 

Nhiều vấn đề sức khỏe có liên quan đến huyết áp cao, khiến nó khó kiểm soát như: bệnh thận, tiểu đường và các vấn đề nội tiết,…

2.7. Thuốc men 

Nhiều loại thuốc có tác dụng phụ là tăng huyết áp tạm thời như: thuốc chống viêm không Steroid như: Naproxen, Aspirin và Ibuprofen; Corticosteroid tiêm tĩnh mạch hoặc uống; thuốc giảm đau có chứa Pseudoephedrine; thuốc tránh thai,…

3. Triệu chứng của bệnh tăng huyết áp tâm trương 

Tăng huyết áp được mệnh danh là “kẻ giết người thầm lặng” bởi các triệu chứng của bệnh thường âm thầm và khó phát hiện. Dưới đây là một số dấu hiệu cảnh báo bạn bị tăng huyết áp tâm trương:

  • Thường xuyên chóng mặt, nhức đầu.
  • Đổ mồ hôi đêm. 
  • Rối loạn giấc ngủ. 
  • Chảy máu cam.
  • Đánh trống ngực.
  • Buồn nôn.
  • Mờ mắt.
Xem thêm:  Chỉ số huyết áp thế nào được coi là ổn định?

rối loạn giấc ngủ

4. Biến chứng của bệnh huyết áp tâm trương

Tăng huyết áp tâm trương sẽ làm tăng khả năng tim mạch bị biến chứng nghiêm trọng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Journal of Hypertension đã chỉ ra rằng những người trưởng thành bị tăng huyết áp tâm trương có nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch cao gấp đôi, bao gồm: đau tim và đột quỵ hoặc tử vong do tim cao hơn so với những người trưởng thành có huyết áp bình thường.

5. Huyết áp tâm trương bao nhiêu là ổn định

Để chẩn đoán huyết áp tâm trương của một người có bình thường hay không, người ta dựa vào các chỉ số sau: 

  • Huyết áp tâm trương của một người trưởng thành bình thường được xác định là: 80 mmHg. 
  • Huyết áp tâm trương tăng lên là: từ 90 mmHg trở lên.

Chỉ số huyết áp bình thường

6. Phương pháp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp tâm trương

Dưới đây là một số cách có thể giúp người bệnh cao huyết áp tâm trương kiểm soát huyết áp hiệu quả:

6.1. Thường xuyên kiểm tra huyết áp

Thường xuyên kiểm tra huyết áp của bản thân là biện pháp quan trọng nhất để bạn có thể sớm phát hiện ra bệnh tăng huyết áp tâm trương. Mọi người cần được kiểm tra huyết áp thường xuyên thông qua các đợt khám sức khỏe định kỳ hoặc đến các trung tâm y tế… Ngoài ra, bạn có thể đo huyết áp thường xuyên tại nhà bằng cách sử dụng máy đo huyết áp điện tử cá nhân. 

Xem thêm:  Chế độ ăn kiêng DASH và Đại Trung Hải: Tác dụng kali và chất béo không bão hòa đối với huyết áp

6.2. Chế độ dinh dưỡng đầy đủ

Bạn cần giảm lượng muối ăn mỗi ngày xuống dưới 5g muối/ngày; tăng cường ăn rau xanh, hoa quả tươi. Ngoài ra, bạn cần hạn chế thực phẩm giàu cholesterol và chất béo; đảm bảo mỗi bữa ăn đều có đủ kali và các nguyên tố vi lượng. Đặc biệt, bạn cần hạn chế uống rượu bia; bỏ hẳn thuốc lá, thuốc lào.

6.3. Duy trì chỉ số BMI hợp lý

Mọi người nên duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) trong khoảng 18,5 đến 22,9. Ngoài ra, cần cố gắng duy trì số đo vòng bụng dưới 90cm đối với nam và dưới 80cm đối với nữ. Hãy tích cực giảm cân nếu như bạn có dấu hiệu bị thừa cân. 

6.4. Thường xuyên hoạt động thể chất

Mọi người cần tăng cường hoạt động thể lực ở mức hợp lý, thường xuyên tập thể dục, đi bộ, đạp xe đạp hoặc ở mức độ vừa phải khoảng 30-60 phút mỗi ngày.

6.5. Giữ cảm xúc ổn định 

Bạn cần tránh lo lắng, căng thẳng thần kinh; cần chú ý thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ; tránh lạnh để cơ thể bị lạnh đột ngột.

thiền

Hy vọng những thông tin mà Microlife chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh huyết áp tâm trương. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy nhanh tay gọi đến số (028) 22 600 006 – 0972 597 600 của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) để được tư vấn một cách tốt nhất.

25%
Original price was: 950.000 ₫.Current price is: 712.000 ₫.