Huyết áp tăng cao kéo theo những hiện tượng nào mà bạn cần chú ý

Tăng huyết áp là bệnh lý mạn tính thường gặp và có tỷ lệ mắc bệnh rất cao, là một yếu tố nguy cơ tim mạch dẫn đến xơ vữa động mạch. Bệnh tăng huyết áp sẽ còn gây nhiều biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy, hãy cùng Microlife tìm hiểu rõ về các hiện tượng nào xảy ra khi huyết áp tăng cao để phòng ngừa và kiểm soát bệnh tốt hơn qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp, Chuyển tư thế đột ngột, Mất nước, choáng, ngất, chứng suy tim, Sốc phản vệ, biến chứng của đái tháo đường, mang thai, suy tĩnh mạch

Tăng huyết áp là bệnh lý nguy hiểm gây tổn thương tim mạch và nhiều bệnh mạn tính khác.

1. Tăng huyết áp là gì?

Trước khi tìm hiểu các hiện tượng nào xảy ra khi huyết áp tăng cao thì bạn nên tìm hiểu rõ về các khái niệm huyết áp hay tăng huyết áp. Huyết áp là áp lực máu lên thành động mạch, nó được tạo ra do có sự co bóp của tim và sức cản của động mạch và được đo lường bằng mmHg.

Tăng huyết áp hay còn gọi là cao huyết áp xảy ra khi áp lực máu lên thành động mạch tăng cao hơn so với bình thường, khi đó chỉ số huyết áp đo được ở mức bằng hoặc vượt mức 140/90 mmHg so với bình thường ở mức dưới 120/80 mmHg. Huyết áp tăng cao gây ra nhiều áp lực cho tim và là căn nguyên của nhiều biến chứng tim mạch nghiêm trọng như: Tai biến mạch máu não, suy tim, nhồi máu cơ tim

Tăng huyết áp ảnh hưởng trực tiếp lên mạch máu và tim.

Tăng huyết áp là một bệnh lý rất thường gặp, tỷ lệ người mắc bệnh này ngày càng gia tăng và độ tuổi bị mắc cũng gặp ở nhiều người trẻ tuổi. Bệnh nhân mắc bệnh tăng huyết áp có thể sẽ không nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào, bệnh này nguy hiểm ở chỗ nó diễn biến âm thầm và gây ra những biến chứng nguy hiểm có thể đe dọa tính mạng người bệnh hoặc để lại hệ lụy nghiêm trọng.

2. Các nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng huyết áp

Các nguyên nhân hiện tượng nào xảy ra khi huyết áp tăng cao? Chủ yếu bệnh tăng huyết áp thường không rõ nguyên nhân và được gọi là tăng huyết áp vô căn. Tăng huyết áp vô căn là do di truyền, phổ biến hơn ở nam giới.

Có một vài thói quen làm tăng khả năng mắc bệnh tăng huyết áp như:

  • Sử dụng nhiều rượu bia và thuốc lá.
  • Thói quen ăn mặn, ăn nhiều muối.
  • Ăn nhiều loại chất béo có hại.
  • Ít vận động cơ thể, ít tập thể dục thể thao.
  • Ít ăn trái cây và rau xanh.
Xem thêm:  Những nguy hiểm có thể xảy ra khi bị rối loạn nhịp tim

Chế độ dinh dưỡng phù hợp khi điều trị bệnh huyết áp thấp, Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, trái cây, rau, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt, cá nạc. Không ăn quá nhạt, không ăn quá mặn, ăn bữa nhỏ, ít carb, cải thiện huyết áp

Lạm dụng rượu bia là nguyên nhân làm tăng huyết áp.

Những nguyên nhân gây tăng huyết áp thứ phát thường gặp như:

  • Người có bệnh lý về thận như viêm cầu thận mạn, hẹp động mạch thận.
  • Người mắc bệnh tuyến thượng thận.
  • Tăng huyết áp thai kỳ (dạng tăng huyết áp đơn thuần nhưng thường xảy ra sau tuần thai thứ 20).
  • Hẹp eo động mạch chủ.

3.   Hiện nay có những hiện tượng nào xảy ra khi huyết áp tăng cao?

Hiện nay có những hiện tượng nào xảy ra khi huyết áp tăng cao? Nhiều trường hợp bệnh nhân bị tăng huyết áp không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu, hiện tượng gì và chỉ nhận biết khi bệnh gây ra biến chứng nghiêm trọng. Một số trường hợp bệnh nhân có thể nhận biết bệnh tăng huyết áp thông qua các triệu chứng, hiện tượng như nhức đầu, đau ngực, hồi hộp, khó thở, tim đập nhanh…

Bệnh nhân bị tăng huyết áp thường không biết họ mắc bệnh, bởi vì triệu chứng bệnh này thường không rõ ràng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Vì vậy, tất cả mọi người nên chủ động đi khám sức khỏe tổng quát định kỳ, đo huyết áp thường xuyên để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

4. Biến chứng tim mạch nguy hiểm do tăng huyết áp

Có những hiện tượng nào xảy ra khi huyết áp tăng cao? Bệnh tăng huyết áp có thể gây ra nhiều biến chứng, hiện tượng như suy thận, mù lòa, xuất huyết não, đột quỵ… Đặc biệt, tăng huyết áp đã và đang trở thành một căn bệnh có nguy cơ hàng đầu và là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng tim mạch và tử vong.

Huyết áp là gì?, sức bơm của tim, sức cản của các mạch máu, van tĩnh mạch, trọng lực, nhịp thở, co cơ

Mạch máu bị vỡ do tăng huyết áp gây xuất huyết não.

  • Bệnh nguy hiểm và phổ biến là bệnh mạch vành gây thiếu máu cơ tim – nhồi máu cơ tim.
  • Tai biến mạch não.
  • Bệnh tim giai đoạn cuối, dẫn đến tử vong.
  • Phì đại tâm thất trái.
  • Suy tim do tăng huyết áp.
  • Rối loạn nhịp tim.
  • Phình tách động mạch chủ.

Chính vì vậy, chúng ta cần thường xuyên đi khám định kỳ để giúp nhận biết bệnh và điều trị sớm để kiểm soát huyết áp về mức bình thường. Giúp bạn phòng ngừa các bệnh tim mạch nguy hiểm do tăng huyết áp gây nên.

Xem thêm:  Huyết áp cho người già 90 tuổi: Biện pháp kiểm soát rất quan trọng

5. Nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh tăng huyết áp

Sau khi đã tìm hiểu các hiện tượng nào xảy ra khi huyết áp tăng cao thì bạn cũng nên tìm hiểu nhóm đối tượng nào có nguy cơ cao mắc bệnh này để ngăn ngừa và phòng tránh bệnh. Dưới đây là một số nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh:

5.1. Người trong gia đình có người bị tăng huyết áp

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng bệnh tăng huyết áp có khả năng di truyền trong gia đình. Do đó nếu ba mẹ hay người thân trong gia đình mắc bệnh thì nguy cơ bạn mắc tăng huyết áp sẽ cao hơn.

5.2. Người lạm dụng rượu bia

Uống rượu bia một cách điều độ, lành mạnh sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe. Nhưng nếu thường xuyên uống vượt quá mức cho phép sẽ khiến cho chỉ số huyết áp bạn tăng cao.

5.3. Người thường xuyên sử dụng thuốc lá

Trong thuốc lá có thành phần vô cùng độc hại là nicotin. Nó có khả năng dẫn đến mắc bệnh cao huyết áp gấp 2.5 lần so với những người không hút thuốc lá. Vì vậy, nhóm người thường xuyên sử dụng thuốc lá là nhóm người có nguy cơ bị tăng huyết áp.

5.4. Người ít vận động cơ thể

Với những người làm việc ngồi một chỗ, không vận động hoặc ít vận động sẽ khiến cho nhịp tim cao hơn. Áp lực đè lên thành động mạch nhiều có khả năng gây bệnh tăng huyết áp cao. Ngoài ra, ít vận động khiến bạn dễ bị thừa cân, béo phì và tăng khả năng mắc bệnh.

5.5. Người có chế độ ăn uống thiếu khoa học

Thói quen ăn mặn, ăn nhiều muối, nhiều loại chất béo có hại và ăn ít trái cây, rau củ tốt cho sức khỏe khiến cơ thể mất cân bằng dinh dưỡng. Chế độ ăn uống này là một trong các nguyên nhân gây nên các bệnh lý mạn tính, trong đó có tăng huyết áp.

5.6. Người bị thừa cân, béo phì

Người thừa cân, béo phì thì cơ thể càng cần máu lưu thông nhiều hơn để cung cấp oxy và năng lượng cho cơ thể, từ đó làm tăng áp suất máu lên thành động mạch dẫn đến tăng huyết áp. Nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp ở người béo phì cao gấp 2 – 6 lần so với người bình thường.

Xem thêm:  Huyết áp cao có được bôi dầu không?

Luôn kiểm soát cân nặng, BMI, chỉ số khối cơ thể

Thừa cân, béo phì là hiểm họa của tăng huyết áp.

6. Các biện pháp phòng ngừa bệnh tăng huyết áp

Để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, mọi người cùng tham khảo một số lời khuyên của bác sĩ: 

Chế độ dinh dưỡng phù hợp khi điều trị bệnh huyết áp thấp, Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, trái cây, rau, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt, cá nạc. Không ăn quá nhạt, không ăn quá mặn, ăn bữa nhỏ, ít carb, cải thiện huyết áp

Chế độ ăn nhiều rau và trái cây có thể làm giảm huyết áp.

  • Chế độ ăn uống khoa học: ăn ít chất béo, ăn nhiều trái cây, rau củ và các sản phẩm từ sữa ít béo, ăn cá, thịt gia cầm loại bỏ da…
  • Giảm lượng muối khi ăn, hạn chế ăn thịt mỡ, thức ăn đóng hộp, thức ăn nhanh.
  • Luyện tập thể dục hàng ngày là một phần không thể thiếu trong việc phòng ngừa và điều trị cao huyết áp. Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày vào mỗi ngày, tăng cường vận động thể lực, chơi thể thao. Việc tập luyện thể dục thường xuyên giúp giảm huyết áp, giữ cân bằng hoặc giữ cho bạn cân nặng phù hợp, và giảm stress.
  • Kiểm soát cân nặng, giảm cân nếu thừa cân, giữ cân nặng ở mức độ phù hợp.
  • Hạn chế sử dụng rượu bia.
  • Không hút thuốc lá và tránh xa khói thuốc.
  • Giữ cân bằng cuộc sống, tâm lý tránh căng thẳng, mệt mỏi.
  • Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát định kỳ để phát hiện sớm những mối nguy cơ có thể điều chỉnh được.

Trên đây là toàn bộ bài viết về các hiện tượng nào xảy ra khi huyết áp tăng cao và các thông tin liên quan mà Microlife tổng hợp được. Bệnh tăng huyết áp xuất hiện âm thầm, thường khó nhận biết. Để bệnh nghiêm trọng sẽ gây nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Chính vì vậy, bạn nên theo dõi sức khỏe bằng cách đi khám tổng quát định kỳ và đo chỉ số huyết áp thường xuyên, nếu nhận thấy sự bất thường hãy đến bệnh viện để được kiểm tra, theo dõi và điều trị. Nếu bạn có nhu cầu kiểm tra sức khoẻ hãy đến với Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) liên hệ qua Hotline: (028) 22 600 006 – 0972 597 600 hoặc liên hệ qua Website: www.microlife.com.vn để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.