Biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp ở người trung niên

Cao huyết áp là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay, đặc biệt là ở lứa tuổi trung niên. Vậy làm thế nào để kiểm soát cũng như điều trị bệnh một cách tốt nhất? Trong bài viết này, Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh (BIOMEQ) sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức tổng quan về căn bệnh này. 

1. Bệnh huyết áp cao là gì?

Huyết áp cao là một bệnh lý mãn tính ở người bị áp lực của máu trong động mạch tăng cao hơn mức bình thường. Chỉ số huyết áp bình thường là 60/90 mmHg và chỉ số huyết áp cao là trên 90/140 mmHg.

Có hai loại huyết áp cao:

  • Huyết áp cao nguyên phát: không rõ nguyên nhân chiếm tới 90% trường hợp. 
  • Huyết áp cao thứ phát: Liên quan đến một số bệnh lý về thận, động mạch, bệnh van tim và một số bệnh nội tiết. 

Nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp tăng theo độ tuổi. Đặc biệt ở tuổi già, bệnh cao huyết áp phổ biến ở người cao tuổi và ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chất lượng cuộc sống của họ.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp ở người trung niên 1

2. Nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp cao ở độ tuổi trung niên

Người lớn tuổi thường có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp hơn so với các nhóm tuổi khác, do một số yếu tố được liệt kê dưới đây:

Hóa chất BPA: Đây là loại hóa chất có trong một số đồ gia dụng được làm bằng nhựa như: chai nhựa, túi nhựa, hộp nhựa… Hóa chất này làm tăng khả năng mắc bệnh cao huyết áp ở người lớn tuổi.

Thực phẩm chứa nhiều đường: Loại đường thường gây ra tăng huyết áp là đường fructose, được tìm thấy trong thức ăn nhanh giàu chất béo.

Chứng ngưng thở khi ngủ: Đây là căn bệnh thường xảy ra ở tuổi trung niên, nhưng nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến cao huyết áp khi về già. 

Dùng một số loại thuốc điều trị bệnh khác như: thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm, ibuprofen, thuốc chống trầm cảm, thảo dược,… Những loại thuốc này có một tác dụng phụ mà không ai mong muốn là tăng huyết áp.

Xem thêm:  Mặt đỏ có phải là dấu hiệu của huyết áp cao?

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp ở người trung niên 2

3. Hậu quả của bệnh cao huyết áp 

Tăng huyết áp được coi là một trong những căn bệnh nguy hiểm, bởi nó có thể kéo theo những hậu quả và biến chứng hết sức khó lường. Dưới đây là 4 hậu quả phổ biến nhất khi huyết áp đột ngột tăng:

3.1. Động mạch bị tổn thương

Hậu quả đầu tiên của huyết áp cao là tổn thương động mạch. Khi các động mạch thường xuyên phải chịu quá nhiều áp lực của dòng máu trong một thời gian dài thì sẽ dẫn đến nhồi máu cơ tim, hoặc bệnh động mạch ngoại biên,…

3.2. Đột quỵ

Đột quỵ là biến chứng phổ biến nhất và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh huyết áp cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do mạch máu bị nứt hoặc vỡ lâu ngày dẫn đến hình thành các cục máu đông gây tắc nghẽn mạch máu. Đột quỵ có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như: liệt, rối loạn ngôn ngữ, giảm thị lực, mất trí nhớ,… 

3.3. Suy tim

Khi bạn bị huyết áp cao, tim của bạn phải làm việc nhiều hơn. Theo thời gian, tâm thất trái dày lên làm thay đổi cấu trúc của tim, điều này gây ra khó khăn cho việc bơm máu và dẫn đến suy tim. Các triệu chứng suy tim như: cảm giác nặng nề và khó chịu ở ngực,… Những triệu chứng này chỉ trở nên rõ ràng sau một thời gian dài bị bệnh.

3.4. Suy thận

Ít ai biết rằng thận cũng tham gia vào quá trình điều hòa huyết áp bằng cách sản xuất hormone renin. Huyết áp tăng cản trở quá trình sản xuất renin của thận. Ngoài ra, các mạch máu nuôi dưỡng cơ quan này cũng bị thu hẹp làm mất khả năng hoạt động của thận, dẫn đến suy thận.

Xem thêm:  Nhịp tim thai 190 lần/phút là bình thường hay không?

4. Biện pháp điều trị bệnh cao huyết áp

Tùy vào nguyên nhân và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ có hướng dẫn riêng cho bạn. Các biện pháp điều trị huyết áp cao bao gồm: dùng thuốc hạ huyết áp hoặc các biện pháp tại nhà.

4.1. Thay đổi lối sống

Một lối sống lành mạnh sẽ giúp bạn giảm thiểu các yếu tố nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Đây là một số biện pháp hữu ích nhất trong việc điều trị huyết áp cao tại nhà:

4.1.1. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn nhiều trái cây, rau lá xanh như: bông cải xanh, cải xoăn, rau bina,… Uống ngũ cốc nguyên hạt. Ăn thức ăn giàu protein như: cá, thịt gia cầm. Bổ sung các thực phẩm giàu kali như măng tây, cam, bưởi… đồng thời hạn chế tối đa các thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, chất béo bão hòa…

4.1.2. Giảm muối trong chế độ ăn

Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày (< 6 g muối hoặc 1 thìa cà phê muối mỗi ngày). Bạn cũng nên chú ý đến hàm lượng muối trong thực phẩm chế biến sẵn như thịt, cá đóng hộp hoặc đồ ăn mua ở ngoài. 

4.1.3. Tăng cường các hoạt động thể chất

Hoạt động thể dục thường xuyên, vừa sức dưới các hình thức như: đi bộ, bơi lội, thể dục nhịp điệu,… Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày có thể hạ huyết áp, giảm căng thẳng, kiểm soát cân nặng và giảm nhiều nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe. 

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp ở người trung niên 3

4.1.4. Duy trì cân nặng phù hợp

Tích cực giảm cân (nếu thừa cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số BMI từ 18,5 đến 22,9 và duy trì số đo vòng bụng dưới 90cm đối với nam hoặc dưới 80cm đối với nữ.

4.1.5. Hạn chế uống rượu

Nếu bị cao huyết áp, bạn nên hạn chế uống rượu, dưới 3 ly tiêu chuẩn mỗi ngày đối với nam và dưới 2 ly tiêu chuẩn mỗi ngày đối với nữ. (1 ly đạt tiêu chuẩn tương đương 330ml bia hoặc 120ml rượu vang hoặc 30ml rượu mạnh).

Xem thêm:  Rối loạn thần kinh tim và tác động đến huyết áp như thế nào?

4.1.6. Không hút thuốc

Bỏ thuốc lá sẽ cải thiện sức khỏe tim mạch của bạn và ngăn ngừa các biến chứng tim mạch do huyết áp cao gây ra.

4.1.7. Hạn chế căng thẳng

Bạn có thể sử dụng các biện pháp giảm căng thẳng như giãn cơ, hít thở sâu, ngồi thiền,.. Ngoài ra, bạn cũng cần ngủ đủ giấc (7-8 tiếng mỗi ngày) và nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động quá sức.

4.1.8. Thường xuyên theo dõi huyết áp tại nhà

Tự theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên để nắm bắt rõ tình trạng bệnh và đánh giá hiệu quả của các phương pháp điều trị đang áp dụng. 

4.2. Điều trị bằng thuốc

Nếu bạn đã thực hiện việc thay đổi lối sống nhưng bệnh huyết áp cao vẫn không được kiểm soát, bác sĩ có thể khuyên bạn dùng thuốc để điều trị huyết áp cao. Tùy vào tình trạng cao huyết áp, tình trạng bệnh lý và nguy cơ mắc bệnh tim mạch mà bác sĩ sẽ lựa chọn cho bạn loại thuốc thích hợp nhất. Các loại thuốc hiện nay thường dùng để điều trị tăng huyết áp bao gồm:

  • Thuốc lợi tiểu: Hydrochlorothiazide, Indapamide, Furosemide, Spironolactone…
  • Thuốc ức chế men chuyển (ACE): Benazepril, Captopril, Enalapril, Imidapril, Lisinopril…
  • Thuốc chẹn thụ thể Angiotensin II (ARB): Candesartan, Irbesartan, Losartan,…
  • Thuốc chẹn kênh Canxi: Amlodipine, Felodipine, Diltiazem,…
  • Thuốc chẹn Beta giao cảm: Acebutolol, Atenolol,…
  • Thuốc chẹn Alpha giao cảm: Doxazosin, Prazosin,…
  • Thuốc giãn mạch trực tiếp: Hydralazine, Minoxidil,…

Biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp ở người trung niên 4

Hy vọng những thông tin mà Microlife chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh huyết áp cao ở tuổi già. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy nhanh tay gọi đến số (028) 22 600 006 của Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh (BIOMEQ) để được tư vấn một cách tốt nhất.