Lợi ích của việc tập thể dục thường xuyên đến huyết áp

Vận động là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến huyết áp. Những bài tập này cũng có thể thúc đẩy hiệu quả của liệu pháp điều trị huyết áp. Nếu bạn đang thắc mắc việc tập thể dục ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào thì hãy cùng Microlife tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

1. Tập thể dục ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào?

Các hoạt động thể dục như bơi lội, đạp xe và chạy đòi hỏi hệ thống tim mạch phải khỏe mạnh. Đồng thời, khi vận động tim bắt đầu bơm mạnh hơn và nhanh hơn để lưu thông máu và cung cấp oxy cho các cơ.

Đây được coi là nguyên nhân khiến huyết áp tâm thu tăng lên. Trong khi tập thể dục, huyết áp bình thường của bạn tăng từ 160 mmHg lên 220 mmHg. Ngừng tập thể dục nếu huyết áp tâm thu của bạn trên 220 mmHg. Nếu huyết áp trên 220 mmHg sẽ dễ dẫn đến nguy cơ mắc bệnh tim tăng lên.

Nói chung, huyết áp của bạn sẽ trở lại bình thường trong vòng vài giờ sau khi tập thể dục. Mặc dù vậy, bạn có thể nhận thấy rằng huyết áp của mình không hoàn toàn trở lại mức trước khi tập luyện. Đó là vì huyết áp thường giảm nhẹ trong vài giờ sau khi tập thể dục.

tập thể dục

2. Những bài tập thể dục phù hợp cho người bị huyết áp

Với những người bị bệnh liên quan đến huyết áp vẫn nên tập luyện một số môn thể thao để rèn luyện sức khỏe. Sau đây sẽ là một số môn thể thao được nhiều người khuyến nghị khi mắc bệnh liên quan đến huyết áp:

Xem thêm:  Đột quỵ có cứu được không? Có thể hồi phục hoàn toàn không?

2.1. Chạy bộ

Chạy bộ rất tốt cho người bị cao huyết áp. Nó thúc đẩy lưu thông máu và cung cấp cho cơ thể một lượng lớn oxy. Khi bắt đầu tập nên đi nhẹ nhàng, khởi động rồi mới bắt đầu tăng tốc độ, khi dừng lại nên đi chậm lại, vừa đi vừa thở đều. Người bị cao huyết áp không nên tăng tốc độ tập luyện quá nhiều trong thời gian ngắn. Việc tập luyện nên được thực hiện chậm và có phong độ tốt, chạy bộ lâu hơn. 

 Nếu tập mà cảm thấy mệt và chóng mặt thì nên dừng tập. Thời gian tốt nhất để chạy là vào buổi sáng.

2.2. Đạp xe đạp

Đạp xe đạp cũng là một môn thể thao rất phù hợp cho người bị bệnh về huyết áp. Bạn nên chọn những khung đường bằng phẳng mát mẻ, khi đạp xe nên đi chậm, thong thả. Hạn chế đạp quá nhanh sẽ gây mệt mỏi, thở gấp, từ đó dẫn đến tăng huyết áp.

đạp xe đạp

2.3. Đánh bóng bàn, cầu lông

Bóng bàn và cầu lông là hai môn thể thao vận động rất tốt cho người bị bệnh huyết áp. Bạn vừa có thể rèn luyện sức bền của cơ thể mà không phải tốn quá nhiều sức lực, ngoài ra còn có thể luyện tập tinh mắt, độ nhanh nhạy,…

2.4. Tập dưỡng sinh

Không chỉ người già mới tập dưỡng sinh mà những người bị bệnh về huyết áp cũng được khuyến khích thử sức với bộ môn này. Khi tập dưỡng sinh bạn có thể học được cách cảm nhận cơ thể, cách thở đúng, đặc biệt là nhịp độ của nó rất chậm rãi, không lo ảnh hưởng đến huyết áp.

Xem thêm:  Suy tim mất bù là gì? Các yếu tố nguy cơ và biểu hiện

tập dưỡng sinh

3. Những lưu ý khi tập thể dục dành cho người bị huyết áp

Tập thể dục để rèn luyện sức khỏe là một điều rất tốt, tuy nhiên để có thể tránh khỏi những ảnh hưởng mà nó mang lại thì bạn cần phải lưu ý một số điều. 

  • Cường độ tập thể dục: Thực hiện ít nhất 30 phút tập thể dục cường độ vừa phải như đi bộ nhanh mỗi ngày, 5 ngày trở lên mỗi tuần và tăng dần lên các bài tập mạnh hơn để tiếp tục hạ huyết áp xuống mức an toàn.
  • Bắt đầu từ từ để tránh chấn thương: Tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ hoặc sử dụng máy chạy bộ, 10-15 phút trước khi bắt đầu. Sau đó, bạn có thể kéo dài và thực hiện các bài tập khó hơn.
  • Khởi động và hạ nhiệt: Khởi động trước khi tập và hạ nhiệt sau khi tập rất quan trọng đối với bệnh nhân tăng huyết áp. Những chuyển động này sẽ làm nhịp tim của bạn tăng lên và dần dần trở lại bình thường. 10 phút đi bộ tại chỗ hoặc sử dụng máy chạy bộ tại nhà có thể giúp ích rất nhiều cho việc này.
  • Uống nhiều nước: Mất nước không chỉ gây ra huyết áp thấp mà còn khiến người bệnh cảm thấy ốm yếu, chóng mặt, mệt mỏi và tệ hơn là tiêu chảy. Nếu huyết áp của bạn giảm khi tập thể dục cường độ cao, bạn cần uống nước có chứa chất điện giải để cải thiện sức khỏe của mình.
  • Gặp bác sĩ khi có triệu chứng: Nếu huyết áp thấp của bạn là do bệnh tim, tiểu đường hoặc một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng khác, bạn nên gặp bác sĩ về những hạn chế tập thể dục. 
Xem thêm:  Các cách làm giảm cao huyết áp đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà

uống nhiều nước

Nếu bạn gặp các triệu chứng như suy nhược, mệt mỏi hoặc chóng mặt, hãy tăng dần cường độ tập luyện và giảm dần cường độ. Sau khi tập luyện, hãy thực hiện các động tác duỗi thẳng đứng hoặc ngồi.

Trên đây là những giải đáp cho bạn đọc về vấn đề tập thể dục ảnh hưởng đến huyết áp như thế nào. Hãy theo dõi chúng tôi để có thể nhận thêm nhiều bài viết bổ ích khác về sức khỏe.

Bên cạnh đó nếu như bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một công ty cung cấp các sản phẩm thiết bị y tế chất lượng và uy tín thì Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) chắc chắn sẽ là một lựa chọn hoàn hảo.

Microlife là một trong những công ty hàng đầu thế giới về phát triển và sản xuất các thiết bị chẩn đoán y tế chăm sóc sức khỏe như máy đo huyết áp,…. Mọi sản phẩm của Microlife đều được thử nghiệm lâm sàng để đảm bảo mức độ an toàn cao nhất, được rất nhiều hiệp hội uy tín công nhận và khuyến khích sử dụng như: Hiệp hội Tăng huyết áp Anh (BHS), Hiệp hội Tăng huyết áp (GS) và Hiệp hội Tăng huyết áp Châu Âu (EHS).

Nếu như còn câu hỏi hoặc thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) theo số điện thoại: (028) 22 600 006 – 0972 597 600 để được tư vấn.