Bị tăng huyết áp cần khám và lưu ý những gì?

Tình trạng bệnh lý tăng huyết áp đang ngày càng phổ biến hiện nay, bệnh này thường gặp ở những người có tuổi. Để phòng ngừa căn bệnh này cần phải có sự thăm khám định kỳ để biết được tình trạng. Vậy khám tăng huyết áp là khám những gì, cùng Microlife chúng tôi tìm hiểu qua nội dung dưới đây.

Khám tăng huyết áp là khám những gì, khám tăng huyết áp, huyết áp cao, thăm khám định kỳ

Khám tăng huyết áp là khám những gì?

1. Mục đích của việc kiểm soát huyết áp

Huyết áp cao là tình trạng gia tăng lực cản của động mạch khiến tim bạn phải hoạt động mạnh để kịp đưa máu đến các cơ quan trong cơ thể. Việc này nếu xảy ra trong thời gian dài sẽ dễ dẫn đến các biến chứng, hệ lụy khôn lường. Vì thế bản thân ta cần phải chủ động trong việc kiểm soát huyết áp.

Trước khi tìm hiểu khám tăng huyết áp là khám những gì, cùng tìm hiểu một vài biến chứng của việc huyết áp cao trong một thời gian dài qua nội dung sau đây:

1.1. Sức khỏe tim mạch suy giảm

Khám tăng huyết áp là khám những gì? Khám tim là một trong những cơ quan mà bạn phải khám xem có khoẻ không. Vì khi huyết áp cao thì tim sẽ phải hoạt động công suất hơn để bơm lượng máu lớn ra mạch ngoại biên. Việc hoạt động với cường độ co bóp liên tục lâu ngày dẫn đến cơ tim dày lên, ít đàn hồi và cứng hơn khiến chức năng đưa máu về tim bị suy giảm. 

Sức khỏe tim mạch suy giảm, Khám tăng huyết áp là khám những gì?, khám tim, suy tim, biến chứng nguy hiểm, phình động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành

Người bị tăng huyết áp có thể gặp các biến chứng liên quan đến tim mạch.

Khi máu đưa về tim khó khăn sẽ gây ra tình trạng khó thở ở phổi và tức ngực ở những bệnh nhân có triệu chứng suy tim. Và một vài biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch như: phình động mạch, nhồi máu cơ tim, bệnh mạch vành,…

1.2. Suy giảm chức năng thận

Khám tăng huyết áp là khám những gì? Huyết áp cao dẫn đến suy giảm chức năng thận. Vì khi huyết áp cao thì sẽ khiến hệ thống mạch máu yếu dần khiến chức năng lọc máu của thận bị suy giảm đi. Ngoài ra khi có áp lực quá lớn thì hệ thống mạch máu ở thận khả năng dễ bị phá hủy và mất chức năng thận. Cuối cùng là khi bị huyết áp cao trong thời gian dài sẽ gây các áp lực lớn lên cầu thận khiến quá trình thận làm việc khó khăn dẫn đến bệnh suy thận. Vì vậy, khi khám tăng huyết áp bạn nên chú ý khám thận của mình.

1.3. Rủi ro tai biến mạch máu não tăng

Nếu để ý đa phần những bệnh nhân bị tai biến mạch máu não thường gặp những vấn đề liên quan đến huyết áp cao. Như đã nhắc khi huyết áp cao thì hệ thống mạch máu sẽ chịu áp lực lớn lâu dài dẫn đến căng, xơ cứng và cuối cùng là vỡ dẫn đến việc xuất huyết não

Quá trình bơm máu khó khăn cũng dễ dẫn đến vấn đề hình thành các cục máu đông gây tắc mạch máu khiến xảy ra các tình trạng như nhồi máu cơ tim. Nếu người gặp phải không biết cách xử lý sẽ dễ dẫn đến tử vong.

Xem thêm:  Những lưu ý mà người bị tăng huyết áp cần thường xuyên theo dõi

1.4. Rối loạn trí nhớ, trí tuệ

Biến chứng rối loạn trí nhớ, sa sút trí tuệ thường gặp ở những người có tuổi. Huyết áp cao làm gia tăng nguy cơ xơ vữa động mạch dẫn đến tổn thương lượng lớn não chất trắng, đây là nguyên nhân của các bệnh lý sa sút trí tuệ hay Alzheimer. Các tổn thương chất trắng sẽ dẫn đến chứng mất trí nhớ cao hơn. Đây là một điểm mà khi mà bạn đi khám xem mình có bị tăng huyết áp mà không biết khám tăng huyết áp là khám những gì thì nên lưu ý biến chứng này để kiểm tra.

1.5. Dễ tăng nguy cơ đột quỵ 

Khám tăng huyết áp là khám những gì?, đột quỵ, nhồi máu cơ tim

Tăng huyết áp làm gia tăng đáng kể nguy cơ đột quỵ.

Theo thống kê, cứ mỗi 4 phút có 1 người chết do đột quỵ đa phần đến từ nguyên nhân nhồi máu cơ tim do tăng huyết áp. Những bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu cơ tim có tình trạng mạch máu đột ngột vỡ trong quá trình cung cấp máu lên não, hoặc có cục máu đông làm tắc nghẽn quá trình vận chuyển máu điều đó khiến bệnh nhân bất tỉnh tạm thời, để lâu dẫn đến tử vong. Theo nghiên cứu những người có huyết áp cao có nguy cơ đột quỵ cao hơn người bình thường. 

2. Thời điểm thích hợp để đi khám

Khám tăng huyết áp là khám những gì? Đo huyết áp là một trong số việc cần làm khi đi khám tăng huyết áp. Huyết áp là chỉ số phản ánh cân bằng động học vì vậy nên chỉ số này luôn có sự biến động tùy thuộc vào hoạt động, cảm xúc hoặc tình trạng sức khỏe của con người. Ngoài ra còn phụ thuộc vào các bệnh nền trước đó của bệnh nhân. Vì thế, để đo huyết áp cho chính xác thì nên đi thời điểm sau:

+ Nên đi khám vào thời điểm buổi sáng vì lúc buổi sáng là lúc cơ thể chúng ta chưa hoạt động nhiều nên sẽ sai số ít trong chỉ số huyết áp. Ngoài ra, để quyết định đi khám thì có thể dựa vào các dấu hiệu nghi ngờ huyết áp cao như:

  • Đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
  • Chân tay bủn rủn, uể oải, méo miệng, khuôn mặt bị mất cân đối, một bên bị chảy xệ.
  • Cảm thấy buồn nôn, khó thở.
  • Đột ngột ngã, ngất xỉu.

Khám tăng huyết áp là khám những gì?, Thời điểm thích hợp để đi khám, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt

Nếu huyết áp của bạn tăng cao, sẽ có một số dấu hiệu tăng huyết áp mà bạn cần chú ý.

+ Khi có dấu hiệu cần đưa người bệnh đi khám huyết áp sớm nhất có thể để tránh bệnh trở nặng.

3. Quy trình khám tăng huyết áp gồm những bước nào?

Để phòng ngừa các bệnh lý tim mạch thì nên có lịch trình khám huyết áp đều đặn để kiểm soát cũng như phòng ngừa bệnh cao huyết áp. Vậy khám tăng huyết áp là khám những gì, gồm những bước nào? Nội dung dưới đây sẽ cho thấy quy trình khám huyết áp gồm 3 bước chính.

Xem thêm:  Nhịp tim bình thường của người trưởng thành là bao nhiêu?

3.1. Khám lâm sàng

Khám tăng huyết áp là khám những gì? Đây là bước đầu tiên trong quy trình khám huyết áp. Bất kỳ loại bệnh nào cũng cần phải trải qua khám lâm sàng, vì bước này bác sĩ sẽ xem xét để biết tình trạng của bệnh nhân để có hướng xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp với tình trạng. Thường khám lâm sàng huyết áp sẽ có các bước như: Quan sát thông qua việc sờ tim, nghe tim để biết được hiện trạng tim; hỏi những câu hỏi về tiền sử bệnh và thông tin bệnh nhân để có phương pháp khám và cách điều trị phù hợp.

Khám tăng huyết áp là khám những gì?, Khám lâm sàng, bước đầu tiên trong quy trình khám huyết áp, tình trạng của bệnh nhân, sờ tim, nghe tim, hỏi về tiền sử bệnh, phương pháp điều trị

Khám lâm sàng là bước đầu tiên trong quy trình khám huyết áp.

3.2. Khám cận lâm sàng

Khám tăng huyết áp là khám những gì? Sau khi khám lâm sàng thì khám cận lâm sàng sẽ giúp bệnh nhân biết rõ hơn và chính xác hơn vấn đề mình đang gặp phải về tim mạch. Khám cận lâm sàng thì sẽ có các loại quy trình sau:

3.2.1. Xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu là quy trình bắt buộc trong khám cận lâm sàng. Xét nghiệm máu sẽ phản ánh được các chỉ số trong máu như chỉ số hồng cầu, tiểu cầu, cũng như các chức năng gan, thận trong cơ thể có còn hoạt động tốt không và một số chỉ số khác liên quan,…

3.2.2. Đo điện tim

Khám tăng huyết áp là khám những gì? Đo điện tim là quy trình bắt buộc phải có trong quy trình khám tim mạch, đo điện tim sẽ giúp bác sĩ nắm bắt được hoạt động của tim như về tốc độ, nhịp điệu co bóp tim. Mỗi khi co bóp thì những xung điện sẽ được phát ra dưới các đồ thị điện cực. Bên cạnh đó, đo điện tim sẽ giúp xác định được vài bệnh lý khác như:

  • Giai đoạn nhồi máu cơ tim
  • Rối loạn điện giải
  • Các trường hợp ngộ độc thuốc
  • Rối loạn dẫn truyền
  • Các tổn thương trong và ngoài tim
  • Chỉ số đường huyết, đái tháo đường, mỡ trong máu,…

3.2.3. Siêu âm tim

Bước này sẽ được chỉ định kiểm tra nếu như liên quan đến các bệnh lý như viêm nhiễm van tim, buồng tim,… Vài trường hợp sẽ được bỏ qua bước này trong quá trình khám huyết áp.

3.2.4. Chụp cộng hưởng, chụp CT, chụp X-quang

Khám tăng huyết áp là khám những gì? Chụp cộng hưởng, chụp CT, chụp X-quang sẽ tái hiện hình ảnh giúp bác sĩ thấy rõ hơn hình ảnh liên quan đến cấu trúc của tim, phổi, hệ thống mạch máu. Phương pháp này luôn mang đến độ chính xác cao vì nó giúp bác sĩ dễ xác định được các cục máu đông đang hình thành (biến chứng tăng huyết áp), và chẩn đoán được khả năng mắc các bệnh lý liên quan đến van tim, xơ vữa động mạch, phình động mạch,… Thường các loại chụp này luôn có chi phí cao nhưng mang lại hiệu quả rất chính xác.

Xem thêm:  Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp

3.3. Đọc kết quả

Khám tăng huyết áp là khám những gì?, khám cận lâm sàng, đọc kết quả, kê đơn thuốc, tự điều trị

Bác sĩ hướng dẫn cách đọc kết quả và kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh.

Bước cuối cùng là đọc kết quả. Sau khi chờ đợi và có kết quả khám cận lâm sàng. Bác sĩ chuyên khoa sẽ giải thích cho bạn xem các chỉ số và chẩn đoán tình trạng bệnh của bạn và kê đơn thuốc kết hợp với quá trình tự điều trị sao cho phù hợp với tình trạng mà bệnh nhân đang gặp phải.

4. Một số biện pháp giúp kiểm soát tình trạng cao huyết áp

Sau khi tìm hiểu khám tăng huyết áp là khám những gì, điều này cho thấy bệnh lý này rất phổ biến và dễ gặp, tuy vậy để chấm dứt hẳn thì rất khó. Nên người bệnh chỉ có thể cân bằng huyết áp luôn ở mức ổn định. Bằng việc phối hợp điều trị dùng thuốc và điều trị không dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa:

Điều trị dùng thuốc

Trên thị trường dược phẩm hiện nay có rất nhiều loại thuốc liên quan đến huyết áp, nhưng người bệnh không nên tự ý mua mà phải mua theo thuốc kê đơn được bác sĩ chỉ định. Các lưu ý khi điều trị bằng thuốc là cần uống đều đặn theo đơn đã kê, uống đúng thời gian và liều lượng để tránh trường hợp tình trạng bệnh lý nặng hơn.

Một số biện pháp giúp kiểm soát tình trạng cao huyết áp, Điều trị dùng thuốc, thuốc kê đơn, điều trị bằng thuốc

Người bệnh lưu ý uống thuốc đúng lúc và đúng liều.

Điều trị không dùng thuốc 

Điều trị không dùng thuốc thì phải kể đến chế độ ăn uống lành mạnh như ăn nhiều rau xanh và hoa quả, có thể thay nước lọc thành các loại trà tránh sử dụng các chất kích thích như bia rượu, thuốc lá. Kết hợp với vận động vừa sức, giữ cân, tránh ăn các đồ ăn nhiều giàu mỡ, nên giữ mức cân nặng hợp lý. Đo huyết áp tại nhà hằng ngày và cập nhật vào nhật ký mỗi ngày để báo cáo lại cho bác sĩ. Cuối cùng là phải đi tái khám định kỳ.

Khám tăng huyết áp là khám những gì?, Một số biện pháp giúp kiểm soát tình trạng cao huyết áp, Điều trị không dùng thuốc, chế độ ăn uống lành mạnh, đo huyết áp tại nhà, tái khám định kỳ

 Chủ động theo dõi huyết áp thường xuyên tại nhà.

Qua bài viết khám tăng huyết áp là khám những gì của Microlife. Chúng ta có thể thấy được đây là bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao lại phổ biến hiện nay nên mọi người cần đặc biệt chú ý để điều trị và kiểm soát. Để được thăm khám hiệu quả và chính xác, cần phải lựa chọn được các trung tâm hoặc bệnh viện uy tín để khám. Tránh các phòng khám tư không chất lượng và cần tuân thủ đúng thuốc mà bác sĩ đã kê đơn để huyết áp luôn trong tình trạng kiểm soát. Nếu bạn có nhu cầu kiểm tra sức khoẻ, hãy đến với Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) liên hệ qua Hotline: (028) 22 600 006 – 0972 597 600 hoặc Website: https://microlife.com.vn/ để được tư vấn nhanh chóng và kịp thời.