Tăng huyết áp và biến chứng gây xuất huyết não

Tăng huyết áp dẫn đến xuất huyết não là 1 biến chứng vô cùng nguy hiểm mà lại khó để phục hồi hoàn toàn. Vậy làm sao để phòng tránh và cải thiện tình trạng tăng huyết áp và xuất huyết não hiệu quả, an toàn? Nếu bạn đang quan tâm đến vấn đề này thì hãy cùng Microlife tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để tìm ra giải pháp phù hợp. 

1. Vì sao tăng huyết áp gây xuất huyết não

Tăng huyết áp chính là sự gia tăng áp lực thường xuyên của dòng máu lên trên thành mạch, khiến chúng bị giãn dần ra và từ đó xuất hiện những tổn thương nhất định. Theo thống kê của các nhà khoa học thì khoảng 80% số ca bị xuất huyết não có nguyên nhân là do tăng huyết áp. Theo đó, khi áp lực đột ngột tăng cao thì có thể làm cho mạch máu bị vỡ ra và gây xuất huyết.

Nếu vết thương nhỏ, hệ thống tiểu cầu và các sợi fibrin sẽ đến để vá lại và tạo thành cục máu đông. Với những người mắc bệnh tăng huyết áp có rối loạn mỡ máu, thành mạch thường dày lên, bị chít hẹp. Và cản trở tuần hoàn đến nuôi dưỡng tế bào, gây ra tai biến nhồi máu não.

Nếu vết thương lớn, máu sẽ thoát ra khỏi lòng mạch và chảy vào các nhu mô não. Sự gia tăng áp lực đột ngột trong não có thể gây tổn thương tế bào xung quanh khối máu tụ. Nếu máu chảy nhanh làm tăng áp lực đột ngột thì có thể dẫn đến mất ý thức hoặc là tử vong. Theo các chuyên gia, khoảng 13 – 15% các ca đột quỵ xảy ra là do bị chảy máu não.

Xem thêm:  Đột quỵ có tái phát không? Cách biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Tăng huyết áp gây xuất huyết não rất dễ dẫn đến trường hợp tử vong nếu không được nhận biết sớm và được cấp cứu kịp thời. Nếu may mắn qua khỏi thì thường sẽ để lại nhiều di chứng nặng nề như: Liệt nửa người, liệt tay chân, nói ngọng, méo miệng, mất trí nhớ, bại não hay sống thực vật,…

Xuất huyết não

2. Các đối tượng dễ bị tăng huyết áp

Bệnh xuất huyết não xảy ra do một mạch máu não bị vỡ, hoặc tăng tính thấm làm cho máu thoát ra khỏi long mạch. Kết quả là máu thấm vào mô não và gây tổn thương cho các tế bào não, phổ biến nhất của dạng này là sự kết hợp giữa huyết áp cao với chứng phình động mạch não hay dị dạng của mạch máu não bẩm sinh… Các đối tượng dễ bị tăng huyết áp dẫn đến xuất huyết não thường là:  

+ Người bị rối loạn đông máu

+ Người có bệnh lý về gan và u não

+ Người có tiền sử béo phì, rất ít vận động và cholesterol trong máu cao

+ Người làm việc dưới môi trường trời nắng nóng bị sốc nhiệt

+ Hoặc có thể hay gặp ở trẻ sơ sinh thiếu tháng, thiếu vitamin K và gây xuất huyết não.

Đối tượng dễ tăng huyết áp

3. Phân loại bệnh tăng huyết áp

Có 2 loại tăng huyết áp và mỗi loại do một số nguyên nhân khác nhau gây ra: 

3.1. Bệnh tăng huyết áp nguyên phát 

Bệnh tăng huyết áp nguyên phát (hay còn được gọi là tăng huyết áp vô căn). Loại bệnh này phát triển theo thời gian và không có nguyên nhân xác định. Đa phần mọi người đều mắc loại này (khoảng 90 -95%). Tăng huyết áp nguyên phát hay gặp ở các đối tượng trên 45 tuổi, những người bị đái tháo đường, béo phì, ăn mặn, lạm dụng rượu bia, ít vận động hay bị căng thẳng trí não…

Xem thêm:  Tiền tăng huyết áp là gì? Những điều cần lưu ý và cách điều trị

Căng thẳng trí não

3.1. Bệnh tăng huyết áp thứ phát 

Bệnh tăng huyết áp thứ phát (tăng huyết áp thứ phát là triệu chứng của một bệnh nào đó). Chứng tăng huyết áp thứ phát chiếm (khoảng 5 -10%) xảy ra nhanh và có mức độ trầm trọng hơn. Một vài nguyên nhân có thể gây ra bệnh tăng huyết áp thứ phát bao gồm như:

+ Bệnh về thận, bị hẹp động mạch thận

+ Hẹp eo động mạch chủ và hở nặng van động mạch chủ

+ Hội chứng ngưng thở khi đang ngủ

+ Bị dị tật tim bẩm sinh

+ Bệnh lý tuyến giáp

+ Tác dụng phụ của thuốc gây nên 

+ Sử dụng chất gây nghiện

+ Lạm dụng thức uống có cồn hoặc sử dụng trong nhiều năm

+ Bệnh lý tuyến thượng thận

+ Hay một số khối u nội tiết nhất định

4. Nên làm gì để phòng tránh bệnh tăng huyết áp một cách hiệu quả

Tăng huyết áp gây xuất huyết não là một tình trạng rất nguy hiểm đối với con người, do đó bạn cần phải có một số biện pháp hay cách để phòng tránh hiệu quả: 

4.1. Thay đổi lối sống

Không dùng các chất kích thích như: trà, cà phê đặc, hạn chế uống rượu bia, hạn chế ăn mặn (giảm lượng muối trong bữa ăn), tránh bị lạnh đột ngột, hạn chế mỡ động vật và ăn nhiều rau củ quả. Tránh thức khuya và tránh làm việc quá sức trong môi trường khắc nghiệt như nóng hoặc lạnh quá… Cần tăng cường thể dục  và vận động một cách hợp lý như: thể dục dưỡng sinh, đi bộ, đạp xe,…. phù hợp với lứa tuổi và trạng thái kèm nghỉ ngơi hợp lý và tránh căng thẳng tâm lý…

Xem thêm:  Kiểm tra nhịp tim của thai 7 tuần như thế nào?

Thay đổi lối sống

4.2. Khám để theo dõi định kỳ 

Thực hiện khám theo dõi định kỳ bởi các bác sĩ có kinh nghiệm và sẽ phát hiện sớm các nguy cơ gây tổn thương cơ quan đích. Điều trị thuốc đúng theo phác đồ thuốc kiểm soát tình trạng tăng huyết áp. Điều trị triệt để các bệnh có triệu chứng gây tăng huyết áp.

4.3. Dùng thuốc theo hướng dẫn sử dụng, đo huyết áp tại nhà 

Dùng thuốc tân dược hạ áp theo đúng chỉ dẫn của các chuyên gia. Không nên dừng uống thuốc khi thấy chỉ số huyết áp đã tạm thời ổn định. Thực hiện đo, theo dõi huyết áp tại nhà thường xuyên hơn, tái khám định kỳ để kịp thời điều chỉnh phác đồ điều trị hiệu quả, để phù hợp với thực trạng hơn. 

Máy đo huyết áp tại nhà - B3 AFIB Anvanced

Máy đo huyết áp tại nhà B3 AFIB Anvanced giúp kiểm soát bệnh tăng huyết áp

Như vậy trên đây chúng tôi vừa chia sẻ đến bạn triệu chứng tăng huyết áp và xuất huyết não. Hi vọng với những kiến thức bổ ích này có thể giúp bạn chủ động hơn khi theo dõi sức khỏe của mình. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về bài viết hoặc đang cần mua máy đo huyết áp tại nhà thì có thể liên hệ với Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) qua hotline (028) 22 600 006 – 0972 597 600 để được nhân viên của chúng tôi tư vấn và hỗ trợ kịp thời.