Các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp đến não

Tăng huyết áp gây ra rất nhiều biến chứng đi kèm, ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng sức khỏe con người. Tác động tiêu cực lên các cơ quan như tim, thận, mắt, hệ thần kinh và nghiêm trọng nhất là cơ quan não bộ của người bệnh. Để giúp chúng ta có cái nhìn khách quan hơn, trong bài viết dưới đây, Microlife sẽ cung cấp cho các bạn nhiều thông tin bổ ích.

1. Tăng huyết áp là gì?

Huyết áp được đo bằng hai chỉ số, trong đó số đầu là huyết áp tâm thu và chỉ số sau biểu hiện cho huyết áp tâm trương. Khi huyết áp ở mức từ 140/90mmHg trở lên được coi là tình trạng huyết áp cao. Tăng huyết áp là một trình trạng bệnh lý mãn tính, trong đó áp lực máu tác động lên thành mạch đo được ở động mạch tăng cao. Nếu áp lực máu đẩy vào thành động mạch khi tim bơm máu tăng cao kéo dài có thể gây tổn thương đến các cơ quan như tim, thận, não,… và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu không chữa trị, ổn định huyết áp kịp thời.

Các loại cao huyết áp:

Các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp đến não-1

2. Nguyên nhân gây tăng huyết áp

Các nhà nghiên cứu không thể tìm hiểu rõ nguyên nhân huyết áp tăng cao mà thay vào đó cho thấy sợi dây liên kết giữa tăng huyết áp với một số yếu tố nguy cơ sau:

Độ tuổi

Mạch máu cũng sẽ mất dần độ đàn hồi và dẫn đến nguy cơ cao huyết áp khi cơ thể bạn già đi theo thời gian. Theo nghiên cứu, phụ nữ từ 60 tuổi trở đi có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với nam giới cùng nhóm tuổi.

Xem thêm:  Rối loạn tiền đình và tác động đến huyết áp cao

Di truyền

Nhiều người có quan niệm sai lầm rằng, tăng huyết áp chỉ xuất hiện ở người già và người trưởng thành. Trên thực tế, số trẻ em mắc bệnh này ngày một gia tăng, sở dĩ là do yếu tố tiền sử gia đình. Nếu cha hoặc mẹ mắc bệnh tăng huyết áp thì đứa con của họ có nguy cơ mắc bệnh hơn người bình thường.

Chế độ dinh dưỡng

Lối sống không lành mạnh cộng với chế độ dinh dưỡng mất cân đối, thói quen lười vận động đang làm tăng số lượng người mắc bệnh tiểu đường và béo phì – nguyên nhân làm tăng huyết áp. Ngoài ra do lượng tiêu thụ muối nhiều, tổ chức y tế thế giới WHO chỉ ra rằng: gần ⅓ trường hợp tăng huyết áp có liên hệ mật thiết đến tình trạng ăn nhiều thức ăn mặn.

Các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp đến não-2

3. Tăng huyết áp ảnh hưởng tới não 

Huyết áp cao ảnh hưởng vô cùng nguy hiểm đến não bộ của người bệnh. Nguy cơ xuất huyết não ở người bệnh tăng huyết áp gấp 10 lần so với người bình thường. Ngoài ra tăng huyết áp còn để lại một số biến chứng như:

Sa sút trí tuệ mạch máu

Theo các chuyên gia nghiên cứu giữa suy giảm nhận thức và tăng huyết áp có mối liên hệ chặt  chẽ với nhau. Các mạch máu cung cấp máu giàu oxy đến não bạn có thể bị tổn thương do tăng huyết áp.Bạn sẽ bắt đầu có dấu hiệu suy giảm nhận thức, khi não thiếu oxy và các chất dinh dưỡng.

Sa sút mạch máu thường bắt đầu với các triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, theo thời gian, triệu chứng nặng lên, người bệnh sẽ bị mất trí nhớ, mất phương hướng, thường xuyên nhầm lẫn, gặp khó khăn về ngôn ngữ,…

Xem thêm:  Chế độ dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp

Bệnh Alzheimer

Bệnh Alzheimer là một loại bệnh mất trí nhớ phổ biến nhất, là nguyên nhân gây ra từ 60 đến 80% các trường hợp mất trí nhớ. Đặc trưng của bệnh là đám rối và các mảng tích tụ trong não. Nguy cơ mắc bệnh Alzheimer do yếu tố di truyền không thể thay đổi được nhưng bạn có thể kiểm soát huyết áp để nó không làm tổn thương thêm mạch máu nuôi dưỡng não.

Thay đổi chất xám

Hiện nay có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng người trẻ tuổi vẫn có nguy cơ bị huyết áp trên ngưỡng bình thường, đối mặt với nguy cơ não bị co rút lại. Đối với người bệnh cao huyết áp, sẽ có những thay đổi trong chất xám não, trong đó chất xám giữ vai trò rất quan trọng đối với não bộ vì chúng chứa các tế bào thần kinh. Có vai trò thiết yếu với chức năng thần kinh, khi chất xám bị thay đổi cũng làm tăng nguy cơ gây ra đột quỵ, mất trí nhớ sớm so với người bình thường.

Các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp đến não-3

4. Điều trị tăng huyết áp

Mục tiêu điều trị cao huyết áp là để giữ cho huyết áp bệnh nhân ổn định ở mức cho phép, thường là dưới 140/90mmHg. Dưới đây là một số phương pháp điều trị cao huyết áp.

Thay đổi lối sống

Không dùng thuốc bao giờ cũng chiếm một vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình điều trị. Bệnh nhân có thể kiểm soát huyết áp của mình bằng cách:

+ Điều chỉnh chế độ ăn uống lành mạnh và dùng ít muối  cụ thể dưới 6g/ngày.

+ Tập thể dục đều đặn, vừa sức, tập thường xuyên hằng ngày.

Xem thêm:  Chế độ ăn cho người suy tim: Tại sao ăn uống rất quan trọng?

+ Ngừng hoặc hạn chế tối đa uống rượu, bỏ hút thuốc, tránh lạm dụng các chất kích thích.

+ Tránh nhiễm lạnh đột ngột.

+ Thường xuyên theo dõi sự thay đổi của huyết áp tại nhà bằng máy đo.

Dùng thuốc điều trị cao huyết áp

Nếu như thay đổi lối sống không đem lại nhiều lợi trong việc cải thiện tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ cân nhắc cho bệnh nhân sử dụng thuốc theo toa. Hãy lưu ý về tình hình sức khỏe trước và sau khi dùng thuốc để thông báo cho bác sĩ về các tác dụng không mong muốn trong khi dùng thuốc. Dùng thuốc thường xuyên để bình ổn huyết áp, điều trị huyết áp là điều trị cả đời không tự ý ngưng điều trị.

Các biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp đến não-4

Điều trị tăng huyết áp trong trường hợp khẩn cấp

Một số trường hợp cao huyết áp cấp cứu cần phải được chữa trị ngay tại phòng cấp cứu hoặc chăm sóc đặc biệt, vì lúc này nguy cơ tử vong của bệnh nhân là khá cao. Bệnh nhân có thể thở oxy và dùng thuốc hạ huyết áp khẩn cấp để nhanh chóng cải thiện tình hình.

Tăng huyết áp đang là một trong những căn bệnh phổ biến hiện nay gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến não bộ. Hiện nay Công ty Cổ Phần Thiết bị Y sinh (BIOMEQ) là một trong những nơi chuyên cung cấp các thiết bị y tế hiện đại giúp chúng ta phải ngăn ngừa và kiểm soát tốt tình trạng huyết áp của mình. Nếu bạn còn đang gặp vấn đề ở chỗ nào vui lòng liên hệ qua Tel: (028) 22 600 006 – Hotline: 0972 597 600 để được giải đáp kịp thời.