Trong thực tế, biểu hiện của bệnh huyết áp thấp không nhiều như các bệnh huyết áp khác và đôi khi mọi người sẽ nhầm lẫn căn bệnh này với các bệnh khác như: thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình. Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh huyết áp thấp cần thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng như siêu âm tim, điện tâm đồ, xét nghiệm máu… Trong bài viết này, Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh (BIOMEQ) sẽ giúp các bạn tìm hiểu kĩ hơn về cách xét nghiệm và chẩn đoán bệnh huyết áp thấp.
1. Huyết áp thấp là gì?
Huyết áp được xác định bởi lượng máu mà tim bơm và sức cản dòng chảy của máu trong động mạch. Huyết áp được đo bằng milimét thủy ngân (mmHg), nó có 2 chỉ số:
- Huyết áp tâm thu: Con số đầu tiên ( nằm ở phía trên): là áp lực trong động mạch khi tim hoạt động.
- Huyết áp tâm trương: Chỉ số thứ hai (nằm ở phía dưới cùng): đây là áp suất trong động mạch, được tạo ra khi tim nghỉ giữa các nhịp đập.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ cho rằng huyết áp lý tưởng thường dưới 120/80mmHg. Huyết áp thấp thường được định nghĩa là chỉ số huyết áp dưới 90mmHg đối với huyết áp tâm thu hoặc dưới 60mmHg đối với huyết áp tâm trương.
2. Nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp
Huyết áp thấp là một vấn đề sức khỏe phổ biến trong xã hội gây ra nhiều sự bất tiện và phiền toái cho người bệnh. Dưới đây là danh sách 3 nguyên nhân chính tạo nên căn bệnh huyết áp thấp:
2.1. Các bệnh về tim mạch
Nguyên nhân chính dẫn đến huyết áp thấp là do bạn các bệnh tim như: rối loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim,… Lúc này, tim không còn đủ áp lực để đẩy máu đi cung cấp cho các bộ phận của cơ thể, do đó bệnh nhân dễ bị tụt huyết áp.
2.2. Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể khiến cho người bệnh bị hạ huyết áp như:
- Thuốc lợi tiểu.
- Thuốc điều trị bệnh Parkinson.
- Sử dụng thuốc chẹn Beta hoặc Alpha.
- Thuốc chống trầm cảm.
- Bệnh nhân có thể bị tụt huyết áp do thuốc gây mê sau phẫu thuật.
2.3. Chế độ ăn uống
Người bị mắc chứng chán ăn thường có nhịp tim chậm bất thường, nguy cơ tụt huyết áp cao. Ngoài ra, người bị tiêu chảy nặng, buồn nôn khiến cơ thể mất nhiều nước, mất cân bằng điện giải dẫn đến tụt huyết áp.
3. Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh huyết áp thấp
Bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm cận lâm sàng nhằm xác định nguyên nhân bệnh lý gây huyết áp thấp để có hướng xử lý kịp thời, hiệu quả. Các xét nghiệm về bệnh huyết áp thấp mà bác sĩ có thể đề nghị bạn thực hiện bao gồm:
3.1. Đo huyết áp
Huyết áp của những người bình thường dao động trong khoảng 120/80mmHg.
Huyết áp thấp được xác định khi huyết áp đo được cho thấy huyết áp tâm thu nhỏ hơn 85mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương nhỏ hơn hoặc bằng 60mmHg.
Lưu ý: Có thể đo huyết áp bằng máy đo cơ hoặc máy đo huyết áp điện tử. Để chẩn đoán huyết áp thấp, cần đo huyết áp nhiều lần trong ngày vào các thời điểm khác nhau và thực hiện liên tục trong nhiều ngày liền.
3.2. Xét nghiệm máu
Kết quả xét nghiệm máu giúp bác sĩ đánh giá sức khỏe chung của bạn và xác định xem liệu bạn có bị hạ đường huyết, tiểu đường hoặc thiếu máu hay không, vì những tình trạng này có thể khiến huyết áp thấp hơn bình thường. Các yếu tố cần đặc biệt quan tâm trong giấy xét nghiệm máu:
- Chỉ số đường huyết.
- Các loại tế bào máu, đặc biệt là hồng cầu (để đánh giá tình trạng thiếu máu) và bạch cầu (để xác định tình trạng nhiễm trùng).
- Chỉ số men tim.
3.3. Điện tâm đồ (ECG)
Điện tâm đồ giúp bác sĩ phát hiện những bất thường về: cấu trúc tim, nhịp tim, khả năng co bóp và bơm máu trong tim của bạn. Điện tâm đồ cũng giúp phát hiện các dấu hiệu của cơn đau tim trong quá khứ hoặc đang diễn ra.
Chú ý: Trong một số trường hợp, một số bất thường xuất hiện trên kết quả điện tâm đồ, nhưng chỉ xuất hiện được một lúc rồi biến mất. Lúc này, bệnh nhân sẽ được bác sĩ yêu cầu đeo máy theo dõi điện tâm đồ 24/24 (Holter monitor) để có thể theo dõi và kiểm tra hoạt động của tim trong 1 ngày, giúp cho việc chẩn đoán được chính xác hơn.
3.4. Siêu âm tim
Siêu âm tim giúp bác sĩ đánh giá chính xác các bất thường về cấu trúc và chức năng tim. Sóng siêu âm được gửi đi, âm thanh dội lại được bộ phận chuyển đổi transducer ghi lại, sau đó máy tính sử dụng thông tin từ transducer để tạo ra hình ảnh hiển thị lên trên màn hình.
3.5. Siêu âm tim gắng sức
Siêu âm tim trong thời điểm bệnh nhân gắng sức hoạt động sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh huyết áp thấp của bạn, cho dù đó là nguyên nhân do tim hoặc không phải do tim.
Lưu ý: Khi thực hiện phương pháp này, bệnh nhân phải thực hiện các bài tập như: đi bộ hoặc chạy bộ. Nếu bạn không thể tập thể dục, bạn có thể được bác sĩ cho dùng thuốc kích thích để tim làm việc nhiều hơn. Quá trình này được theo dõi bằng điện tâm đồ hoặc siêu âm tim, và huyết áp cũng được theo dõi.
3.6. Các xét nghiệm cận lâm sàng
Những xét nghiệm lâm sàng sẽ được bác sĩ thực hiện theo 2 phương pháp sau:
- Phương pháp Valsalva (Valsalva, còn gọi là hệ thần kinh tự trị): là phương pháp phân tích nhịp tim và huyết áp sau một chu kỳ hít thở sâu.
- Đo huyết áp trên bàn nghiêng: Phương pháp này dùng để đánh giá phản ứng của cơ thể đối với sự thay đổi tư thế. Bệnh nhân nằm trên bàn nghiêng, nâng phần thân trên lên và mô phỏng chuyển động từ tư thế nằm ngang sang đứng.
Hy vọng những thông tin mà Microlife chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán bệnh huyết áp thấp. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy nhanh tay gọi đến số (028) 22 600 006 – 0972 597 600 của Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh (BIOMEQ) để được tư vấn một cách tốt nhất.
NỘI DUNG LIÊN QUAN