Cảnh giác bệnh võng mạc do tăng huyết áp

Võng mạc là một bộ phận bên trong của mắt và là bộ phận quan trọng nhất nơi tiếp nhận các tín hiệu ánh sáng. Có nhiều bệnh lý khác nhau gây ra tổn hại cho võng mạc, một trong số đó bệnh phổ biến nhất là bệnh võng mạc tăng huyết áp. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến một phần hoặc làm mất hoàn toàn tầm nhìn của người bệnh. Cùng tìm hiểu và cảnh giác bệnh võng mạc tăng huyết áp qua bài viết của Microlife dưới đây.

1. Bệnh võng mạc do tăng huyết áp là gì?

Để cảnh giác bệnh võng mạc tăng huyết áp đầu tiên bạn phải hiệu bệnh võng mạc tăng huyết áp là gì? Bệnh võng mạc tăng huyết áp (Hypertensive Retinopathy) là tình trạng các mạch máu của võng mạc bị tổn thương. Gây hạn chế chức năng của võng mạc và gây áp lực dây thần kinh của thị giác, sinh ra các vấn về thị giác do huyết áp tăng cao.

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp xảy ra khi huyết áp của người bệnh tăng cao trong một thời gian dài. Thành mạch máu võng mạc dày lên, làm hẹp lòng mạch máu. Dẫn đến hậu quả là lượng máu đưa tới võng mạc bị giảm và một số trường hợp xuất hiện hiện tượng phù nề võng mạc. Theo thời gian, tăng huyết áp có thể gây tổn thương các mạch máu của võng mạc. Làm hạn chế chức năng võng mạc và tạo áp lực lên thần kinh thị giác, gây ra nhiều vấn đề về thị lực.

Bệnh võng mạc tăng huyết áp chủ yếu gặp ở những người ít hoạt động thể dục thể thao, thừa cân, thường xuyên bị stress, ăn nhiều muối,… Ngoài ra bệnh này còn gặp ở những người bị tăng huyết áp kéo dài, xơ vữa động mạch, bệnh tiểu đường, cholesterol cao, hút thuốc lá nhiều,…

Bệnh võng mạc do tăng huyết áp là gì?

2. Triệu chứng của bệnh võng mạc tăng huyết áp

Cảnh giác bệnh võng mạc tăng huyết áp? Ở giai đoạn đầu, bệnh võng mạc do tăng huyết áp thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi tình trạng bệnh trở nên thực sự nghiêm trọng thì sẽ xuất hiện các triệu chứng như:

  •   Tầm nhìn giảm.
  •   Nhìn hình ảnh không được chuẩn hóa.
  •   Đứt vỡ mạch máu.
  •   Song thị (nhìn đôi) đi kèm với đau đầu.
Xem thêm:  Đau rát họng không sốt có phải là triệu chứng của COVID-19?

Vì vậy, khi người bệnh gặp những triệu chứng trên kèm theo tình trạng huyết áp liên tục tăng cao. Thì hãy nên đến ngay các cơ sở y tế hoặc phòng khám uy tín để được kiểm tra, chẩn đoán bệnh chính xác và có phương hướng điều trị kịp thời.

Triệu chứng của bệnh võng mạc tăng huyết áp

3. Chẩn đoán bệnh võng mạc tăng huyết áp

Cảnh giác bệnh võng mạc tăng huyết áp? Khi bạn có các dấu hiệu nêu trên điều bạn cần làm là đi khám. Thường khám bệnh này và tìm cách cảnh giác kịp thời bác sĩ sẽ làm hai cuộc kiểm tra sau:

Soi đáy mắt

Bác sĩ sử dụng kính soi đáy mắt để kiểm tra võng mạc của bệnh nhân. Kính này sẽ chiếu ánh sáng qua đồng tử (con ngươi) của bệnh nhân. Để bác sĩ kiểm tra phía sau mắt có dấu hiệu mạch máu bị thu hẹp hay thoát dịch từ mạch máu hay không. Thủ thuật này tiến hành chỉ trong khoảng chưa tới 10 phút và hoàn toàn không gây đau đớn cho bệnh nhân.

Chụp X-Quang mạch máu có thuốc cản quang

Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ sử dụng một xét nghiệm đặc biệt đó là chụp X-Quang mạch máu với thuốc cản quang để kiểm tra lưu lượng máu võng mạc.

Để thực hiện chụp X-Quang mạch máu, đầu tiên bác sĩ sẽ sử dụng một loại thuốc đặc biệt để làm giãn đồng từ của bạn. Sau đó bác sĩ sẽ chụp những hình ảnh đầu tiên mà không có thuốc cản quang, sau đó bạn sẽ được tiêm thuốc nhuộm gọi là fluorescein vào tĩnh mạch. Tiếp theo, bác sĩ chụp thêm hình ảnh khi thuốc nhuộm đã di chuyển vào các mạch máu trong mắt của bạn.

Chụp X-Quang mạch máu có thuốc cản quang

4. Các cấp độ của bệnh võng mạc tăng huyết áp

Cảnh giác bệnh võng mạc tăng huyết áp? Để đánh giá theo mức độ nghiêm trọng của bệnh võng mạc tăng huyết áp thường được thể hiện trên thang điểm từ 1 đến 4. Đây gọi là hệ thống phân loại Keith – Wagener – Barker. Bốn cấp độ tăng dần theo mức độ nghiêm trọng:

+ Cấp độ 1: Có sự thu hẹp nhẹ hay co nhỏ của động mạch võng mạc.

Xem thêm:  Chế độ dinh dưỡng cho người bị cao huyết áp

+ Cấp độ 2: Tương tự độ 1, nhưng tình trạng diễn ra nghiêm trọng và rõ rệt, được gọi là dị dạng động mạch.

+ Cấp độ 3: Có các dấu hiệu của độ 2, đi kèm thêm phù nề võng mạc, xuất huyết võng mạc, xuất huyết dạng bông.

+ Cấp độ 4: Có các dấu hiệu của cấp độ 3 nhưng ở mức nghiêm trọng hơn: phù gai thị và phù hoàng điểm. Người mắc bệnh võng mạc do tăng huyết áp ở cấp độ 4 có nguy cơ đột quỵ cao và dễ mắc các bệnh lý liên quan tới tim hoặc thận.

5. Biến chứng của bệnh võng mạc tăng huyết áp

Cảnh giác bệnh võng mạc tăng huyết áp? Những bệnh nhân mắc bệnh võng mạc cao huyết áp có nguy cơ cao phát triển các biến chứng liên quan tới võng mạc như:

+ Bệnh lý thần kinh thị giác do thiếu máu cục bộ. Xảy ra khi tình trạng tăng huyết áp ngăn chặn làm tắc dòng máu đang chảy bình thường trong mắt, làm tổn thương dây thần kinh thị giác.

+ Tắc nghẽn động mạch hoặc tĩnh mạch võng mạc. Xảy ra khi máu lưu thông tới võng mạc bị huyết khối trong mạch máu cản trở, võng mạc không nhận đủ oxy hoặc máu dẫn tới mất thị lực.

+ Tổn thương các dây thần kinh, dẫn đến xuất huyết dạng bông.

+ Tăng huyết áp ác tính khiến huyết áp tăng cao một cách đột ngột, cản trở tầm nhìn và gây giảm thị lực đột ngột. Tình trạng này có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của bệnh nhân.

+ Người mắc bệnh võng mạc tăng huyết áp dễ bị đột quỵ và nhồi máu cơ tim hơn so với những người bình thường.

Biến chứng của bệnh võng mạc tăng huyết áp

6. Phòng ngừa bệnh võng mạc do tăng huyết áp

Cảnh giác bệnh võng mạc tăng huyết áp? Phương pháp giúp phòng ngừa bệnh võng mạc tăng huyết áp là kiểm soát bệnh huyết áp kết hợp với sử dụng thuốc và thay đổi lối sống lành mạnh hơn. Cụ thể là:

  • Điều chỉnh lối sống lành mạnh.
  • Ăn nhiều trái cây và rau củ có tác dụng giảm huyết áp.
  • Tập thể dục thường xuyên, đi bộ tùy theo sức khỏe.
  • Giảm lượng muối mà cơ thể hấp thụ.
  • Hạn chế sử dụng các loại thức ăn đồ uống có chứa các chất có chứa caffeine và có cồn.
  • Bỏ hút thuốc và giảm cân, giữ trọng lượng cơ thể ở mức phù hợp.
  • Ăn uống đủ chất.
  • Hạn chế ăn những chất mỡ, chất dầu, những chất làm tăng năng lượng.
  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên.
  • Khám định kỳ về nhãn khoa để bác sĩ đo thị lực, đo nhãn áp 3 – 6 tháng một lần. Đối với bệnh nhân cao huyết áp để phát hiện và điều trị sớm bệnh võng mạc.
Xem thêm:  Có nên uống mật ong khi bị tăng huyết áp?

Phòng ngừa bệnh võng mạc tăng huyết áp

Kiểm tra huyết áp thường xuyên tại nhà bằng máy đo huyết áp

7. Điều trị bệnh võng mạc tăng huyết áp

Để điều trị và cảnh giác bệnh võng mạc tăng huyết áp một cách hiệu quả thì điều mà bạn cần biết là:

  • Những người có tiền sử bị bệnh cao huyết áp cần đi khám mắt định kỳ sẽ góp phần làm giảm nguy cơ mù lòa.
  • Bệnh võng mạc tăng huyết áp được điều trị bằng cách kiểm soát huyết áp ổn định.
  • Khi bạn bị bệnh võng mạc tăng huyết áp bạn nên sử dụng những loại thuốc giãn tĩnh mạch, có chức năng tăng cường tuần hoàn võng mạc, tăng sức bền thành mạch.
  • Người có huyết áp cao và phù dây thị giác cần điều trị cấp cứu tại bệnh viện.
  • Điều trị Laser quang đông võng mạc khi có các tổn thương gây thiếu máu hoặc tăng sinh tân mạch võng mạc.
  • Phẫu thuật cắt dịch kính khi có xuất huyết kéo dài.

Điều trị Laser quang đông võng mạc

Qua bài viết cảnh giác bệnh võng mạc tăng huyết áp của Microlife chúng ta có thể thấy được mắc bệnh võng mạc tăng huyết áp rất nguy hiểm. Vậy nên, người bệnh cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về việc sử dụng thuốc và đi khám định kỳ. Đồng thời nghiêm túc thực hiện các phương pháp kiểm soát huyết áp để tránh gây tổn thương đến thị lực vĩnh viễn. Nếu bạn có nhu cầu kiểm tra sức khoẻ hãy đến với Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) liên hệ qua Tel: (028) 22 600 006 – Hotline: 0972 597 600.