Bên cạnh huyết áp cao thì huyết áp thấp cũng là một trong những căn bệnh liên quan đến hệ thống tim mạch nguy hiểm hàng đầu hiện nay và có nguy cơ đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng con người. Vậy thế nào là tụt huyết áp? Cách khắc phục hiện tượng này ra sao? Mọi người hãy cùng theo chân Microlife trong bài viết dưới đây để trả lời những câu hỏi trên.
Huyết áp thấp cũng nguy hiểm không kém huyết áp cao.
1. Thế nào là tụt huyết áp?
Như chúng ta đã biết, huyết áp chính là áp lực của mạch máu tác động lên thành động mạch với 2 chỉ số huyết áp cơ bản là: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương. Do đó, hiện tượng huyết áp thấp xảy ra khi chỉ số huyết áp của bạn nằm ở mức:
- Huyết áp tâm thu < 90 mmHg.
- Huyết áp tâm trương < 60 mmHg.
Hiện nay, có 2 loại huyết áp thấp:
- Huyết áp thấp tiên phát không có triệu chứng và nguyên nhân mắc bệnh cụ thể.
- Huyết áp thấp thứ phát thường gặp ở những đối tượng bị suy nhược, thường xuyên bị căng thẳng, mệt mỏi cũng như các bệnh nhân mắc một số bệnh lý đặc biệt như: thiếu máu bẩm sinh, suy tuyến thượng thận, suy tuyến giáp….
2. Nguyên nhân của bệnh huyết áp thấp
Theo các chuyên gia nghiên cứu, căn bệnh huyết áp thấp có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau:
Tụt huyết áp thường là hậu quả của một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn như là bệnh thiếu máu.
- Cơ thể bị thiếu máu, không thể sản xuất đủ hồng cầu để vận chuyển oxy đến các cơ quan nội tạng bên trong.
- Một số bệnh lý tim mạch nhất định khiến cho khả năng tuần hoàn máu bị suy giảm: viêm cơ tim, hở van tim, hẹp van tim,…
- Tác dụng phụ của một số loại thuốc đặc trị chuyên dụng: thuốc điều trị bệnh Parkinson, thuốc lợi tiểu hoặc thuốc điều trị cao huyết áp.
- Bệnh nhân bị suy dinh dưỡng.
3. Những triệu chứng cơ bản của bệnh huyết áp thấp
Khi mắc phải căn bệnh huyết áp thấp, các bạn sẽ gặp phải một số biểu hiện cơ bản sau đây:
Chóng mặt, choáng váng là dấu hiệu tụt huyết áp điển hình.
- Hoa mắt, chóng mặt.
- Hồi hộp.
- Mất ý thức, mơ hồ hoặc thậm chí là ngất xỉu.
- Mệt mỏi, chán nản, tay chân thường xuyên run liên tục.
- Tim đập nhanh, mạnh.
- Khó thở, thở gấp.
- Giảm trí nhớ, rất dễ bị mất tập trung.
4. Biến chứng của bệnh huyết áp thấp
Huyết áp thấp ẩn chứa nhiều biến chứng nguy hiểm.
Tương tự như bệnh cao huyết áp, huyết áp thấp cũng có khả năng dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, nặng nề như: nhồi máu cơ tim, thiếu máu não, mất trí nhớ… Nguyên nhân là bởi vì khi huyết áp xuống quá thấp, tất cả các hệ thống thần kinh sẽ bị suy giảm chức năng, không thể điều khiển và bơm oxy cho các bộ phận khác.
5. Bí quyết phòng ngừa bệnh huyết áp thấp
Trên thị trường hiện nay chưa xuất hiện bất kỳ loại thuốc nào có khả năng chữa trị hoàn toàn căn bệnh huyết áp thấp. Do đó, các bạn cần phải luôn quan tâm, chú ý đến sức khỏe của bản thân cũng như nên áp dụng một số biện pháp hỗ trợ sau đây.
5.1. Thường xuyên thay đổi tư thế
Thông thường, những đối tượng bị huyết áp thấp khi nằm yên hoặc duy trì ở một tư thế quá lâu đều sẽ bị mệt mỏi, tê bì tay chân, chóng mặt. Trong trường hợp này, nếu bạn di chuyển, đứng lên hoặc ngồi xuống một cách đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng hạ huyết áp, ngất xỉu. Do đó, mọi người nên vận động nhẹ nhàng, thường xuyên thay đổi tư thế của bản thân để khí huyết được lưu thông thuận lợi.
5.2. Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh
Để xây dựng được một chế độ ăn khoa học, hợp lý thì các bạn nên ưu tiên sử dụng các loại lương thực – thực phẩm hữu cơ giàu chất xơ, ít chất béo như rau củ, trái cây: cà chua, súp lơ xanh, dâu tây, chuối…. Bên cạnh đó, đừng quên bổ sung thêm các loại thức ăn có tác dụng làm tăng huyết áp phổ biến như nước ép cần tây, hạt sen, táo tàu, long nhãn, nước sâm dây…
5.3. Chăm chỉ vận động
Nhằm nâng cao sự co dãn, bền bỉ của thành mạch máu cũng như hỗ trợ giúp cho tim có khả năng co bóp tốt hơn, những bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp nên chăm chỉ vận động với các bài tập đơn giản, nhẹ nhàng mỗi ngày: ngồi thiền, yoga, đi bộ, chạy bộ…
Người huyết áp thấp nên thường xuyên tập yoga.
5.4. Sử dụng máy đo huyết áp
Cái tên cuối cùng được nhắc đến trong danh sách đó chính là sử dụng máy đo huyết áp tại nhà để dễ dàng kiểm soát được tình trạng sức khỏe, vừa tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức lại vừa có hiệu quả cao và nhanh chóng. Một số loại máy đo huyết áp nổi tiếng đang được rất nhiều người tiêu dùng ưa chuộng có thể kể đến như:
Đối với người bị bệnh huyết áp thấp thì máy đo huyết áp luôn là thiết bị y tế không thể thiếu được.
- B3 AFib Advanced – Máy đo huyết áp bắp tay.
- B3 Basic – Máy đo huyết áp bắp tay.
- B2 Basic – Máy đo huyết áp bắp tay.
- B2 Easy – Máy đo huyết áp bắp tay.
- W3 Comfort – Máy đo huyết áp cổ tay.
Người tiêu dùng nên mua máy đo huyết áp ở đâu? Để giải đáp thắc mắc này, các bạn hãy tham khảo ngay Microlife – thương hiệu thiết bị y tế chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới đến từ Thụy Sĩ, được thành lập từ năm 1981. Tính đến thời điểm hiện tại, Microlife đã có hơn 42 năm kinh nghiệm với hàng loạt các giải thưởng xuất sắc như: Red Dot Award năm 2018, Red Dot Award năm 2021… Với phương châm hướng đến mục tiêu “Vì sức khỏe tốt hơn, cuộc sống tốt đẹp hơn”, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để nghiên cứu, phát triển và xây dựng hệ thống dây chuyền sản xuất, công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới để có thể bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng hiệu quả.
Chúng tôi tự tin rằng các bạn sẽ hoàn toàn không phải lo lắng gì về chất lượng sản phẩm cũng như giá thành rất hợp lý. Đồng thời, Microlife còn có rất nhiều loại mặt hàng khác nhau: máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử, máy xông khí dung, máy đo nồng độ oxy… Ngoài sự uy tín, tin cậy và trách nhiệm, chúng tôi còn sở hữu đội ngũ chuyên viên tư vấn khách hàng tận tâm có thể hỗ trợ bạn mọi lúc, mọi nơi.
Trên đây chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về chủ đề thế nào là tụt huyết áp? Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc gì xoay quanh căn bệnh này, hãy liên hệ ngay với Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) – nhà phân phối chính hãng thương hiệu Microlife tại Việt Nam thông qua các hình thức dưới đây để có thể được tư vấn miễn phí một cách nhanh chóng, chuyên nghiệp.
Địa chỉ: 89 Trần Văn Dư, Phường 13, Quận Tân Bình, Tp.HCM
Hotline: (028) 22 600 006 – 0972 597 600
Email: info@biomeq.com.vn
NỘI DUNG LIÊN QUAN