Chỉ số huyết áp cho ta biết được những điều gì?

Chỉ số huyết áp là một trong những yếu tố quan trọng giúp bác sĩ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe của người bệnh. Vậy chỉ số huyết áp cho chúng ta biết điều gì? Đến với bài viết dưới đây, Microlife sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề này.

1. Huyết áp là gì?

Huyết áp là lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch nhằm đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể. Nhờ lực co bóp của tim và sức cản của động mạch mà huyết áp được tạo ra.

Huyết áp phụ thuộc vào lực bơm máu của tim. Huyết áp giảm nhanh nhất khi máu lưu thông trong các động mạch nhỏ, các tiểu động mạch và tiếp tục giảm khi đi qua các mao mạch và huyết áp nhỏ nhất trong hệ tĩnh mạch.

Ở người bình thường, huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào khoảng 1 – 3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất vào 8 – 10 giờ sáng.

Khi vận động hết sức lực, căng thẳng thần kinh hoặc khi xúc động mạnh đều có thể làm huyết áp tăng lên. Ngược lại, khi cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn, huyết áp có thể hạ xuống.

Chỉ số huyết áp cho ta biết được những điều gì? 1

2. Chỉ số huyết áp cho ta biết điều gì

Huyết áp được đo bằng hai chỉ số tâm thu và tâm trương với đơn vị tiêu chuẩn là mmHg. Dựa vào chỉ số này chúng ta có thể tự chẩn đoán huyết áp cho mình thuộc một trong những trường hợp sau.

Huyết áp bình thường

Huyết áp bình thường là huyết áp vừa phải, không quá cao cũng không quá thấp. Chỉ số huyết áp bình thường thông thường sẽ ở mức 120/80 mmHg. Đây là mức huyết áp bình thường đối với những người có sức khỏe tốt. Ở mức huyết áp này nguy cơ mắc các bệnh tim mạch và đột quỵ sẽ thấp hơn.

Xem thêm:  Huyết áp người già trên 80 tuổi: Cách tự chăm sóc tại nhà như thế nào?

Huyết áp cao

Bạn sẽ được chẩn đoán bị cao huyết áp nếu chỉ số huyết áp của bạn cao hơn 140/90 mmHg. Khi bị cao huyết áp, máu sẽ lưu thông qua các động mạch ở áp suất cao, gây sức ép nhiều hơn vào các mô đồng thời gây tổn hại các mạch máu. Thực tế, huyết áp cao rất ít khi xuất hiện các triệu chứng, thỉnh thoảng xuất hiện cơn đau đầu nhẹ.

Huyết áp thấp

Huyết áp thấp là tình trạng chỉ số huyết áp của bạn luôn thấp hơn 90/60 mmHg. Việc hạ huyết áp đột ngột có thể dẫn đến việc thiếu máu cung cấp cho các cơ quan quan trọng, đặc biệt là não, gây suy giảm chức năng đa cơ quan.

Chỉ số huyết áp cho ta biết được những điều gì? 2

3. Nguyên tắc khi đo huyết áp

Huyết áp có thể lên xuống không ổn định tùy vào những điều kiện, hoàn cảnh khác nhau. Dưới đây là một số nguyên tắc bắt buộc khi đo huyết áp.

+ Thư giãn trong khoảng 10 phút trước khi đo huyết áp

+ Các lần đo liên tiếp phải cách nhau ít nhất 2 phút

+ Tránh ăn no, hút thuốc lá, uống rượu bia trước khi đo

+ Không nói chuyện, di chuyển, bắt chéo chân hay co bóp cơ tay 

+ Giữ vị trí động mạch cánh tay luôn ngang bằng với tim

+ Không mặc áo bó chặt bắp tay

+ Luôn tiến hành đo với một cánh tay, thường đo bên cánh tay phải.

4. Các yếu tố tác động tới chỉ số huyết áp

Huyết áp có sự thay đổi theo từng độ tuổi, và sự thay đổi còn phụ thuộc vào một số yếu tố dưới đây.

Xem thêm:  Suy tim tâm trương: Nguyên nhân, dấu hiệu và cách phòng ngừa

4.1. Yếu tố bên trong cơ thể

Các yếu tố bên trong là nguyên nhân chính gây nên sự thay đổi về chỉ số huyết áp, điển hình như:

Sức co bóp của tim: Tim bóp càng mạnh, đập càng nhanh thì sẽ làm áp lực máu lên thành động mạch càng lớn làm huyết áp tăng cao hơn bình thường.

Sức cản của động mạch: Tình trạng xơ vữa động mạch gây nên tình trạng cao huyết áp xuất hiện nhiều ở người cao tuổi.

Lượng máu: Khi lượng máu trong cơ thể thấp sẽ dẫn đến hạ huyết áp. Điều này xảy ra do lượng máu không đủ nhiều để tạo áp lực lên thành động mạch.

Chỉ số huyết áp cho ta biết được những điều gì? 3

4.2. Yếu tố bên ngoài cơ thể

Ngoài các yếu tố bên trong cơ thể, các yếu tố bên ngoài cũng là nguyên nhân ảnh hưởng đến chỉ số huyết áp, ví dụ như:

Tư thế ngồi: Tư thế đúng sẽ giúp cho máu từ tim đến các cơ quan quan trọng một cách dễ dàng khiến cho huyết áp của bạn luôn ở mức ổn định. Tư thế đúng là thẳng lưng và vai đồng thời thư giãn bàn chân đặt bàn chân chạm đất chứ không để lơ lửng.

Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn chứa nhiều mỡ động vật, ăn mặn, dùng các chất kích thích như rượu, bia, cafe,… sẽ gây ra các bệnh như xơ cứng thành động mạch hoặc máu nhiễm mỡ khiến huyết áp tăng cao.

Xem thêm:  Suy tim mãn tính: Dấu hiệu cảnh báo và cách điều trị

5. Một số lưu ý khi kiểm tra chỉ số huyết áp

Để đo được huyết áp có chỉ số đúng nhất, dưới đây là một số lưu ý bạn cần chú ý trong quá trình đo huyết áp, đó là:

+ Khi đo huyết áp, cần đo ít nhất hai lần, mỗi lần cách nhau ít nhất hai phút.

+ Khi đo huyết áp, băng quấn tay phải quấn được 80% cánh tay. Với tay người lớn hoặc quá béo, băng quấn tay nhỏ có thể làm tăng số đo và ngược lại.

+ Bạn cần đo hai tay để đối chiếu chỉ số huyết áp với nhau.

+ Ngay cả khi huyết áp bình thường ở mức 120/80 mmHg, huyết áp vẫn có thể thay đổi tùy thuộc theo độ tuổi và lối sống của mình.

Chỉ số huyết áp cho ta biết được những điều gì? 4

Tóm lại, bệnh lý về huyết áp rất nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta vậy nên chúng ta phải thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp của mình. Hiện nay trên thị trường Công Ty Cổ phần Thiết bị Y sinh đang phân phối rất nhiều trang thiết bị Y sinh hiện đại, giúp bạn có thể ngăn ngừa và kiểm soát tốt tình trạng huyết áp của mình. Với kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ nhân viên được đào tạo chất lượng đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm tuyệt vời. Nếu bạn còn đang thắc mắc về vấn đề gì, vui lòng liên hệ qua Tel: (028) 600 006 – Hotline: 0972 597 600 của Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh (Biomeq) để được tư vấn kịp thời.