Rung nhĩ – Căn bệnh tưởng “hiền” nhưng lại “hung hăng” bất ngờ

Sức khỏe tim mạch là tài sản vô cùng quý giá vì đây là hệ thống quan trọng bậc nhất trong việc duy trì sự sống của cơ thể. Những vấn đề liên quan đến tim mạch luôn thu hút sự chú ý của nhiều người vì đây là căn bệnh có tỷ lệ tử vọng, tổn thương rất cao. Một trong số những vấn đề tim mạch phổ biến nhất chính là rung nhĩ

So với những triệu chứng khác, rung nhĩ khá xa lạ với nhiều người nhưng lại xuất hiện với tần suất dày đặc. Trong bối cảnh những vấn đề tim mạch có xu hướng tăng mạnh, thậm chí trẻ hóa, rung nhĩ cũng xuất hiện nhiều hơn tại người trẻ và khiến nhiều người lo lắng.

Ở bài viết dưới đây, Microlife sẽ cung cấp cho các bạn cái nhìn tổng quan về rung nhĩ, về những nguy cơ của căn bệnh này, triệu chứng rung nhĩ, cách điều trị rung nhĩ cũng như mối liên hệ giữa rung nhĩ và đột quỵ

Rung nhĩ - Căn bệnh tưởng "hiền" nhưng lại "hung hăng" bất ngờ - hình 1

Khái niệm bệnh rung nhĩ

Rung nhĩ là một căn bệnh về rối loạn nhịp tim, khiến tim đập nhanh hơn. Tốc độ bình thường của tim là khoảng 60 đến 100 nhịp mỗi phút khi bạn đang nghỉ ngơi. Vì vậy, nếu bạn kiểm tra và nhận thấy tim đập nhanh bất thường thì có thể nghĩ đến rung nhĩ.

Theo nhiều báo cáo, đây là bệnh rối loạn nhịp tim phổ biến nhất trong nhóm này. Thông thường, rung nhĩ không phải căn bệnh quá nguy hiểm nhưng thực tế cho thấy, rung nhĩ lại chiếm tới 5% các trường hợp đột quỵ mỗi năm. 

Bên cạnh đó, đối với những bệnh nhân bị suy tim, kèm theo rung nhĩ sẽ có tỷ lệ tử vong cao hơn đến đến 34%. Nói cách khác, rung nhĩ nghe qua là một căn bệnh không quá đáng ngại nhưng những biến chứng nó mang đến lại khiến chúng ta phải thật sự cảnh giác vì đôi khi chúng ta sẽ bị quật ngã vì những nguyên nhân tưởng như đơn giản.

Chính vì vậy, nếu bạn được chẩn đoán mắc rung nhĩ, đừng chủ quan mà hãy theo dõi định kỳ để đảm bảo không có biến chứng nghiêm trọng xảy ra. Đặc biệt, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về các phương án phòng tránh những tình huống nguy hiểm như đột quỵ 

Rung nhĩ - Căn bệnh tưởng "hiền" nhưng lại "hung hăng" bất ngờ- Hình 2

Rung nhĩ là bệnh thường gặp ở người cao tuổi nhưng đang dần trẻ hóa

Nguyên nhân bệnh rung nhĩ

Những bệnh tim mạch liên quan đến rung nhĩ khác bao gồm: bệnh van tim, bệnh mạch vành, tăng huyết áp, bệnh cơ tim phì đại, u nhầy nhĩ, dày dính màng ngoài tim, bệnh Epstein,… Đặc biệt, bệnh rung nhĩ có thể gặp ở những người không có bệnh tim (vô căn).

Ngoài ra, những yếu tố khách quan gây ra bệnh rung nhĩ cấp tính, tạm thời là ngộ độc rượu, phẫu thuật, điện giật, viêm cơ tim, nhồi máu phổi, cường giáp, đợt cấp bệnh phổi mãn tính, chất kích thích hoặc do tác dụng phụ của thuốc. Với trường hợp này, chỉ cần bệnh nhân điều trị khỏi các bệnh này là có thể chữa khỏi rung nhĩ. 

Cùng với đó, rung nhĩ cũng là triệu chứng sớm của nhồi máu cơ tim nên người bệnh cần lưu ý nếu như vừa trải qua phẫu thuật mổ lồng ngực hoặc mổ tim.

Triệu chứng của rung nhĩ có dễ nhận biết không?

Giống như những căn bệnh tim mạch khác, rung nhĩ cũng có những triệu chứng nhất định nhưng đôi khi không quá rõ rệt. Vì vậy, bạn cần chú ý quan sát thật kỹ cũng như thường xuyên trao đổi với bác sĩ để có thể nắm được những triệu chứng của bệnh này một cách chính xác nhất. Mặc dù vậy, hầu như người cao tuổi khi mắc rung nhĩ đều không có triệu chứng.

Nếu như trong trường hợp người cao tuổi bị mắc rung nhĩ, bạn nên cho người bệnh đo máy để kiểm tra nhịp tim thường xuyên. Nếu thấy nhịp tim tăng cao bất thường hoặc có thêm các dấu hiệu của đột quỵ thì nên sơ cứu và gọi cấp cứu ngay lập tức.

Ngoài ra, với đa số trường hợp khác, người bệnh thường sẽ có biểu hiện mệt mỏi, lười vận động, đau tức ngực, khó thở, có cảm giác lâng lâng hoặc bất tỉnh. Đôi khi những dấu hiệu mệt mỏi thường bị coi nhẹ nên không phải ai cũng có thể phát hiện bệnh chỉ với dấu hiệu này. Vì vậy, để đảm bảo kết quả chính xác nhất, bạn nên đến bệnh viện kiểm tra ngay khi có cảm giác tim mình không khỏe để xác minh tình trạng bệnh cũng như tìm ra phương hướng điều trị phù hợp. 

Xem thêm:  Nhồi máu cơ tim khi ở một mình: Nhận diện dấu hiệu, phòng ngừa và ứng phó

Rung nhĩ - Căn bệnh tưởng "hiền" nhưng lại "hung hăng" bất ngờ - Hình 3

Bệnh nhân cần đi khám ngay khi có dấu hiệu bất thường

Theo nhiều bác sĩ, bạn nên đi khám ngay khi gặp một trong những triệu chứng như sau: 

  • Xuất hiện những cơn đau ngực chớp nhoáng
  • Cơn đau ngực nhanh chóng biến mất nhưng bạn vẫn lo lắng
  • Nhận thấy nhịp tim thay đổi bất thường
  • Nhịp tim thường xuyên thấp hơn 60 hoặc trên 100 (đặc biệt nếu bạn đang gặp các triệu chứng khác của rung tâm nhĩ, chẳng hạn như chóng mặt và khó thở)

Đặc biệt, nếu bạn đột ngột bị đau ngực, kèm các dấu hiệu như kéo dài hơn 15 phút, khiến ngực của bạn bị ép chặt, khó thở, đổ mồ hôi và phát sốt thì bạn nên gọi cấp cứu ngay vì đây có thể là một cơn đau tim.

Ngoài ra, nếu bạn đang ngoài 60 tuổi, có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, nghiện rượu, béo phì, sử dụng chất kích thích hay từng phẫu thuật tim,…bạn nên đi khám tim định kỳ hoặc tầm soát rung nhĩ để bảo đảm bạn vẫn đang có một trái tim khỏe cũng như biết được cách giảm nhẹ triệu chứng bệnh nếu bạn chẳng mình bị chẩn đoán mắc bệnh.

Để xác định bạn có mắc rung nhĩ hay không, các bác sĩ sẽ thực hiện một số thủ thuật, kiểm tra như sau:

– Điện tim đồ: theo dõi khả năng làm việc của tim

Holter điện tim: theo dõi nhịp tim trong khoảng 1-7 ngày.

– Siêu âm tim: đánh giá tình trạng van tim, kích thước các buồng tim, huyết khối buồng tim, chức năng co bóp của tim.

– Xét nghiệm máu: có thể chỉ ra nguyên nhân rung nhĩ như tình trạng nhiễm trùng, các vấn đề về tuyến giáp, chức năng thận và đường máu, các dấu hiệu của cơn đau tim…

Đây đều là những phương pháp chẩn đoán rung nhĩ chính xác nên bạn có thể dựa vào những số liệu này để nhận biết mình có mắc rung nhĩ hay không cũng như bệnh của mình đang ở mức độ nào.

Điều trị rung nhĩ

Vì là bệnh liên quan đến rối loạn nhịp tim nên bản chất của điều trị rung nhĩ chính là kiểm soát nhịp tim, đảm bảo nhịp tim luôn ở mức ổn định. Từ đó, chức năng tim sẽ bình thường trở lại và giảm nguy cơ gây đột quỵ, tai biến mạch máu não. Tuy nhiên, vì là căn bệnh phức tạp nên bạn cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ của mình để đảm bảo mọi triệu chứng đều được bác sĩ nắm rõ và có hướng điều trị phù hợp.

Một số yếu tố bạn nên trao đổi với bác sĩ như: tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể, loại rung nhĩ bạn mắc phải, các triệu chứng thường gặp và bạn có đang điều trị một nguyên nhân bệnh nào không. Sau khi có những yếu tố này, bác sĩ sẽ chẩn đoán được nguyên nhân của bệnh và đưa ra một kế hoạch điều trị dành riêng cho bạn. 

Rung nhĩ - Căn bệnh tưởng "hiền" nhưng lại "hung hăng" bất ngờ - Hình 4

Lạm dụng chất kích thích là nguyên nhân gây rung nhĩ

Nếu tình trạng rung nhĩ của bạn không quá nặng, bạn hoàn toàn có thể điều trị ngoại trú với các loại thuốc ổn định nhịp tim. Tuy nhiên, nếu bệnh rung nhĩ của bạn đang có dấu hiệu biến chứng nghiêm trọng hơn, bạn cần thận trọng để đảm bảo căn bệnh không gây nguy hiểm cho bạn. Bác sĩ có thể tư vấn để có thể giúp bạn phục hồi nhịp tim bình thường và kiểm soát tốc độ tim đập.

Cụ thể, đối với phương án phục hồi nhịp tim bình thường, các loại thuốc thường được sử dụng như: flecainide, các loại thuốc chẹn beta (sotalol,…). Một loại thuốc thay thế có thể được khuyến nghị nếu một loại thuốc cụ thể không hoạt động hoặc có tác dụng phụ.

Xem thêm:  Dấu hiệu suy tim nặng: Hiểu rõ và phòng ngừa

Bên cạnh đó, đối với kiểm soát tốc độ tim đập, mục tiêu sẽ là giảm nhịp tim của bạn xuống dưới 90 nhịp / phút khi bạn đang nghỉ ngơi. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc chẹn beta, chẳng hạn như bisoprolol hoặc atenolol, hoặc thuốc chẹn kênh canxi, chẳng hạn như verapamil hoặc diltiazem. Ngoài ra,  một loại thuốc gọi là digoxin có thể được thêm vào để giúp kiểm soát nhịp tim hơn nữa.

Nếu tình trạng bệnh đã trở nặng hoặc bạn có các bệnh nền như tiểu đường, cao huyết áp, có các cục máu đông, suy tim,…bạn có thể phải sử dụng các loại thuốc giảm nguy cơ đột quỵ. Với trường hợp này, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ và tuyệt đối không nên tự động mua thuốc uống.

Chăm sóc bệnh nhân rung nhĩ thế nào cho đúng cách?

Để có thể kiểm soát bệnh ổn định, việc đầu tiên là người bệnh cần tự thay đổi lối sống và tuân thủ chế độ chữa trị được bác sĩ kê đơn. Trong đó, duy trì thực đơn ăn uống lành mạnh bao gồm ăn ít muối, hạn chế chất béo bão hòa, mỡ động vật và tăng cường ăn rau xanh, ngũ cốc, các loại hạt như đậu xanh, đậu tương, lạc, vừng,…theo dạng hạt hoặc sữa hoặc kết hợp với các loại thực phẩm khác. 

Với thực đơn này kết hợp với tập thể dục thường xuyên, bệnh nhân có thể dần kiểm soát được cân nặng để ngăn chặn các nguy cơ phát triển bệnh tim. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần bỏ những thói quen xấu như bỏ thuốc lá, không uống quá nhiều rượu. Đặc biệt, người bệnh cần theo dõi và đi khám bệnh định kỳ theo lịch để kịp thời phát hiện các biến chứng nặng hơn của bệnh.

Ngoài thay đổi lối sống, người bệnh rung nhĩ cũng cần được chăm sóc cẩn thận để đảm bảo có thể hỗ trợ kịp thời. Đầu tiên, gia đình cần chuẩn bị tại nhà tất cả những thiết bị, máy móc cần thiết trong việc chăm sóc người bệnh rung nhĩ. Tốt nhất, gia đình cần mua những thiết bị chăm sóc sức khỏe tại nhà để người bệnh có thể kiểm tra nhịp tim hàng ngày. 

Rung nhĩ - Căn bệnh tưởng "hiền" nhưng lại "hung hăng" bất ngờ - Hình 5

Đo huyết áp là cách kiểm tra nhịp tim đơn giản nhất

Trong đó, máy đo huyết áp, máy theo dõi nhịp tim là các thiết bị rất cần thiết. Gia đình cần đặt lịch đo nhịp tim hàng ngày cho bệnh nhân để tạo thành thói quen thường nhật. Bên cạnh các thiết bị chăm sóc sức khỏe, gia đình cũng nên chuẩn bị các loại thuốc cần thiết cho bệnh nhân theo đơn kê của bác sĩ. Đặc biệt, gia đình nên dặn bệnh nhân không uống thuốc quá liều vì có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Ngoài ra, gia đình có thể chuẩn bị thực đơn riêng cho bệnh nhân, góp phần giảm nguy cơ gây ra các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Nếu gia đình gặp khó khăn trong việc lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân thì có thể liên hệ với bác sĩ để được tư vấn, hỗ trợ chính xác nhất.

Mối liên hệ giữa rung nhĩ và đột quỵ 

Như đã nói, rung nhĩ là một trong những nguyên nhân gây ra đột quỵ với tỷ lệ khoảng 5%. Mặc dù con số này không quá lớn nhưng nó cũng là một nguyên nhân hiện hữu và cũng đã cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Vì vậy, hiểu rõ mối liên hệ giữa rung nhĩ và đột quỵ chính là cách hiệu quả nhất để bảo vệ mình và người thân khỏi kẻ “sát thủ âm thầm” đột quỵ.

Đầu tiên, bạn cần hiểu rằng một khi đã được chẩn đoán mắc bệnh rung nhĩ, điều đó có nghĩa rằng bạn đang có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn người bình thường khác. Trong đó, một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của rung nhĩ là đột quỵ não, có thể gây tổn thương thần kinh lâu dài, thậm chí tử vong. Vì vậy, đừng bao giờ chủ quan khi mắc bệnh rung nhĩ. Những dấu hiệu của rung nhĩ có thể không quá nguy hiểm nhưng nếu không kiểm soát kịp thời, bạn rất có thể là người xui xẻo bị đột quỵ. Khi đó, mọi thứ đã quá muộn.

Xem thêm:  Liệt dây thần kinh mặt cần phải làm gì?

Sau khi bạn đã nhận thức rõ ràng được bệnh tình của mình, bạn cần tuân thủ các chế độ chăm sóc, uống thuốc, tái khám được bác sĩ khuyến cáo. Cách này là biện pháp phòng chống đột quỵ đơn giản nhất cũng như tiết kiệm nhất, miễn là bạn phải kiên trì và luôn trong trạng thái đề phòng, sẵn sàng. Cùng với đó, việc tuân thủ những quy tắc về chăm sóc bệnh nhân rung nhĩ còn giúp bạn cải thiện sức khỏe tim mạch, dần quen với lối sống lành mạnh cũng như có thể đẩy lùi nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm khác là biến chứng của rung nhĩ. Vì vậy, bên cạnh bảo vệ bản thân khỏi đột quỵ, bạn còn có thể đẩy lùi rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe.

Rung nhĩ và đột quỵ là “Đôi bạn thân”

Rung nhĩ và đột quỵ là “Đôi bạn thân”

Khi bạn đã có thể đưa nhịp tim của mình về mốc bình thường, bạn cần tiếp tục duy trì chế độ chăm sóc sức khỏe của mình nhằm tạo được hiệu quả bền vững. Ngoài ra, bạn cũng không nên chủ quan và luôn chú ý những dấu hiệu của rung nhĩ cũng như đột quỵ và một số biến chứng khác vì như đã nói, một số dấu hiệu có vẻ “bình thường” nhưng lại vô cùng nguy hiểm. Nhiều bác sĩ khuyến cáo rằng bạn không nên lơi lỏng việc uống thuốc vì rất có thể, đột quỵ sẽ tìm đến bạn khi bạn không ngờ nhất. 

Trong trường hợp bạn chưa được chẩn đoán rung nhĩ nhưng lại cảm thấy có những bất thường ở tim (tim đập nhanh, hay thở gấp, mệt mỏi,…) thì bạn nên đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và làm các xét nghiệm phù hợp. Không ít người trẻ tuổi đã bị chẩn đoán mắc rung nhĩ do nhiều nguyên nhân liên quan đến lối sống, di truyền hoặc các bệnh khác. Lúc này, bạn cần bình tĩnh và tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, bạn có thể làm các xét nghiệm, kiểm tra để kiểm soát đột quỵ và đánh giá nguy cơ mắc đột quỵ. Thông qua những dữ liệu đó, bạn sẽ nhận thức rõ hơn về bệnh tình của mình và có cách chăm sóc phù hợp hơn.

Ngoài ra, nếu bạn chưa được chẩn đoán mắc rung nhĩ cũng như không có vấn đề về tim mạch, bạn cũng nên tầm soát rung nhĩ để có thể đảm bảo trái tim bạn vẫn khỏe mạnh. Từ đó, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn cho các cách để bảo vệ sức khỏe và giảm nguy cơ mắc rung nhĩ trong tương lai.

Theo bài viết “Rung nhĩ: Cái nhìn mới cho một vấn đề cũ” được đăng tải trên tạp chí Tim mạch học Việt Nam, các tác giả đã khẳng định rung nhĩ là bệnh phổ biến và ngày càng tăng do tuổi thọ con người tăng, từ đó gây ra nhiều biến chứng, đe dọa sức khỏe và tính mạng con người. Hiện tại, các phương pháp điều trị rung nhĩ tuy phát huy hiệu quả nhưng chưa thể chữa dứt điểm bệnh. Do đó, những bệnh nhân mắc bệnh rung nhĩ cần thận trọng trong việc kiểm soát và phòng ngừa bệnh trở nặng. 

Hiện nay, những bệnh về tim mạch đang ngày càng được quan tâm vì có xu hướng trẻ hóa cao cũng như xuất hiện nhiều người trẻ bị đột quỵ do căng thẳng, lao lực. Do đó, phòng ngừa rung nhĩ ngay từ hôm nay chính là cách hiệu quả nhất để giúp bản thân tránh xa “hung thần” đột quỵ. 

Là một trong những nhà cung cấp thiết bị chăm sóc sức khỏe hàng đầu thế giới, Microlife tự hào được đồng hành cùng người Việt Nam trong việc phòng ngừa rung nhĩ và đột quỵ bằng các sản phẩm máy đo huyết áp cao cấp. Với những thiết bị hiện đại này, hy vọng các bạn sẽ luôn yên tâm vì có thể kiểm tra nhịp tim, huyết áp bất cứ lúc nào, giúp phát hiện nguy cơ và điều trị kịp thời.

Hy vọng rằng, bạn sẽ có nhận thức rõ ràng hơn về đột quỵ để bảo vệ bản thân cũng như gia đình, bạn bè mình hiệu quả hơn.