Huyết áp thấp và những biến chứng nguy hiểm bạn cần biết

Huyết áp là một chỉ số bạn cần kiểm tra và đi khám định kỳ, nhất là đối với những người đang mắc bệnh huyết áp. Bởi huyết áp liên quan đến tim mạch nên dù huyết áp cao hay thấp cũng rất dễ gặp phải nguy hiểm. Trong bài viết dưới đây, cùng Microlife tìm hiểu về nội dung tụt huyết áp có nguy hiểm tới tính mạng không? Theo dõi để biết thêm thông tin hữu ích về câu hỏi này. 

1. Huyết áp thấp là như thế nào?

Huyết áp là gì?, sức bơm của tim, sức cản của các mạch máu, van tĩnh mạch, trọng lực, nhịp thở, co cơ

Huyết áp là áp lực của dòng máu tác động lên thành động mạch.

Huyết áp tăng hay giảm còn phụ thuộc vào áp lực của dòng máu tác dụng vào thành mạch và được đo bằng đơn vị mmHg. Huyết áp được căn cứ xác định xem có ở mức bình thường hay không nhờ vào 2 chỉ số đó là: 

Huyết áp tối đa (hay còn gọi là huyết áp tâm thu) là giới hạn cao nhất của huyết áp trong mạch, thể hiện sức bơm máu của tim. Bình thường chỉ số sẽ là 90 – 139mmHg.

Huyết áp tối thiểu (hay còn gọi là huyết áp tâm trương) là giới hạn thấp nhất của huyết áp trong mạch, thể hiện sức cản của mạch. Bình thường chỉ số sẽ là 60 – 89 mmHg.

Bệnh huyết áp cao là gì?, chỉ số huyết áp, huyết áp tâm trương, huyết áp tâm thu, Tăng huyết áp nguyên phát, tăng huyết áp vô căn, Tăng huyết áp thứ phát

Đánh giá huyết áp bằng cách xem xét chỉ số huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương.

Nếu huyết áp của bạn thấp hơn chỉ số của huyết áp tâm thu hoặc thấp hơn chỉ số của huyết áp tâm trương, lúc này tức bạn đang rơi vào tình trạng huyết áp thấp. Bạn cần chú ý tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe khi đó là do bệnh lý.

2. Nguy cơ bị huyết áp thấp thường hay xuất hiện ở những đối tượng nào?

Huyết áp thấp là một căn bệnh khá nguy hiểm, nhất là khi cơ thể bạn thường xuyên rơi vào tình trạng này. Đặc biệt những đối tượng sau đây rất dễ mắc phải bệnh huyết áp thấp:

Xem thêm:  Tăng cường chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh cho người bị tăng huyết áp

2.1. Người đang có bệnh lý về tim mạch

Chỉ số huyết áp được biểu hiện là khả năng hoạt động co bóp tim. Vì vậy, người đang mắc bệnh lý nền về tim mạch, hay thỉnh thoảng xuất hiện triệu chứng rối loạn về tim thường có nguy cơ tác động tới huyết động gây nguy hiểm đến sức khỏe. Bệnh nhân cần được theo dõi thường xuyên để không gặp phải những biến chứng nguy hiểm về giai đoạn sau này khi bị: loạn nhịp tim, hở van tim, suy tim…

mắc bệnh tim, huyết áp thấp, nhịp tim chậm, đau tim, suy tim

Huyết áp thấp do bệnh lý, có thể do sự suy giảm chức năng của các cơ quan quan trọng như tim.

2.2. Người đang mang thai

Tụt huyết áp là nguy cơ có thể khiến sản phụ rơi vào tình trạng nguy hiểm. Một số trường hợp chỉ xảy ra trong thời kỳ mang thai, còn khi đã sinh con xong thì huyết áp lại trở về với chỉ số bình thường. Tuy nhiên vẫn cần đi kiểm tra để biết rõ tình trạng bệnh tránh làm ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Phụ nữ mang thai, huyết áp thấp

Huyết áp thấp khi mang thai khá là phổ biến. 

2.3. Người bị xuất huyết 

Một số trường hợp khi nào lượng máu trong thành mạch giảm mạnh gây ra hiện tượng tụt huyết áp như: nội tạng bị chảy máu, các khoang tự nhiên hay xuất huyết tiêu hóa. 

2.4. Thiết hụt folate

Theo nghiên cứu, tình trạng thiếu máu gây ra tình trạng tụt huyết áp cũng có thể là do thiếu folate và Vitamin B12. Ngoài ra, có thể mất quá nhiều nước sẽ bị mệt mỏi, ủ rũ. 

2.5. Mắc bệnh về nội tiết

Huyết áp thấp cũng là do tuyến giáp phải hoạt động quá mức. Tiêu biểu thường gặp ở những bệnh như: tụt đường huyết, bị suy thận hoặc mắc bệnh đái tháo đường.

Xem thêm:  Bị sốt nóng lạnh: Nguyên nhân và cách điều trị

2.6. Bị nhiễm trùng quá nặng

Cơ thể đang có dấu hiệu bị nhiễm trùng mà sau một thời gian chưa được chữa dứt điểm sẽ dẫn đến nhiễm trùng huyết. Đây là tình trạng cơ thể đang bị nhiễm bệnh khiến huyết áp tụt giảm xuống, và khi không được điều trị kịp thời sẽ có tỉ lệ cao dẫn đến tử vong.

2.7. Cơ thể bị dị ứng khá nặng

Bạn dễ dàng rơi vào tình trạng tụt huyết áp khi cơ thể bị dị ứng, nổi mề đay; các biểu hiện cụ thể rõ nhất để phát hiện ra bệnh là nôn mửa, ngứa ngáy và khó thở.

3. Huyết áp tụt xuống bao nhiêu thì gây nguy hiểm?

Khi huyết áp tâm thu tụt xuống dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương tụt xuống dưới 60mmHg là chỉ số cực kỳ nguy hiểm. Khi đó bạn cần phải kiểm tra theo dõi kịp thời, đặc biệt không được để xảy ra các tình huống dưới đây tránh dẫn đến tình huống nguy hiểm. 

3.1. Bất ngờ bị té ngã 

Biến chứng của tụt huyết áp sau khi ăn, mệt lả, ngất, mất ý thức, nhồi máu não

Tụt huyết áp đột ngột khiến người bệnh ngã bất ngờ dẫn tới các chấn thương do va đập.

Khi huyết áp đang xuống thấp không được để cơ thể bị té ngã vì nó dẫn đến tim đập nhanh và ngất xỉu. Thậm chí là chấn thương ở vùng đầu hay gãy xương.

3.2. Bị sốc

Huyết áp càng giảm xuống khi bị sốc nghe một tin tức mà cơ thể không thể bình tĩnh được, nó khiến bạn mất kiểm soát. Gây ra tình trạng thiếu oxy và máu cung cấp vào tim, lên não gây ảnh hưởng đến tính mạng nghiêm trọng.

3.3. Đột quỵ hay trụy tim

Dinh dưỡng đi nuôi tim và não sẽ bị giảm nếu huyết áp thấp là dòng máu di chuyển trong động mạch chậm và tình trạng bị tai biến là điều rất dễ xảy ra ảnh hưởng đến tính mạng cơ thể, người mắc có thể sẽ tử vong bất cứ lúc nào khi không được cấp cứu kịp thời.

Xem thêm:  Đột quỵ não: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa hiệu quả

hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, ngất xỉu, tụt huyết áp sau khi ăn

Huyết áp thấp có thể gây đột quỵ nếu không được điều trị kịp thời.

4. Cách điều trị huyết áp thấp đem lại hiệu quả cao

Dưới đây là những cách điều trị huyết áp thấp đem lại hiệu quả tích cực bạn nên thử:

4.1. Điều trị thông qua chế độ ăn uống thường ngày

Chế độ ăn uống hàng ngày cần được chú trọng đảm bảo không phạm phải sai lầm như:

  • Về vấn đề sử dụng muối: bạn cần đi khám để có được sự chỉ dẫn từ bác sĩ về việc tăng thêm lượng muối cho phù hợp. Tránh tình trạng cơ thể bị thiếu muối dẫn đến thiếu natri làm cho cơ thể bị tụt huyết áp.
  • Uống thêm nước mỗi ngày giúp cơ thể ngăn ngừa sự mất nước. 

Điều trị huyết áp thấp, chăm sóc sức khỏe, hạ huyết áp, chế độ ăn giảm muối, ăn nhiều muối

Nếu người cao huyết áp cần giảm ăn muối thì ngược lại món mặn là tốt với người huyết áp thấp.

4.2. Điều trị bằng thuốc

Một số loại thuốc rất có tác dụng trong việc điều trị và giúp điều hòa huyết áp ổn định như: thuốc giúp chuyển hóa nước, muối fludrocortisone. Lưu ý: trước khi sử dụng thuốc bạn cần nhận được sự đồng ý của bác sĩ trước khi sử dụng. 

Qua những nội dung trên hy vọng đó là những thông tin hay giúp bạn hiểu biết hơn, trả lời được câu hỏi tụt huyết áp có nguy hiểm tới tính mạng không? Bạn vẫn còn thắc mắc vấn đề nào về sức khỏe vui lòng liên hệ đến Công ty Cổ phần Thiết bị Y sinh Biomeq quả hotline: (028) 22 600 006 – 0972 597 600 để được giải đáp.