Những triệu chứng cực kỳ nguy hiểm khi bị huyết áp thấp mà người bệnh cần lưu ý

Huyết áp thấp là một căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện nay, tuy không có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu huyết áp thấp kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, ngất xỉu thì người bệnh cần hết sức lưu ý và nên đi khám sức khỏe càng sớm càng tốt. Trong bài viết này, Microlife sẽ giúp bạn tìm hiểu xem bệnh huyết áp thấp nguy hiểm nhất khi nào. 

1. Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp là lực đẩy của máu lên thành động mạch khi tim bơm máu. Huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg. Trong đó, huyết áp tâm thu < 90 mmHg hoặc huyết áp tâm trương < 60 mmHg.

Huyết áp thấp được chia làm 2 loại là huyết áp thấp sinh lý và huyết áp thấp bệnh lý:

  • Huyết áp thấp do sinh lý có thể do yếu tố gia đình hoặc do cuộc sống ở vùng núi cao.
  • Huyết áp thấp do bệnh lý: do suy giảm chức năng của các cơ quan như tim, thận hoặc suy giảm hoạt động của tuyến giáp, do hệ thần kinh thực vật của cơ thể không thể tự điều chỉnh.

Giảm huyết áp

2. Dấu hiệu bệnh huyết áp thấp

Những người mắc bệnh huyết áp thấp sẽ xuất hiện những triệu chứng cụ thể như sau:

2.1. Hoa mắt, chóng mặt

Chóng mặt, hoa mắt là dấu hiệu điển hình nhất của bệnh huyết áp thấp. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy hoa mắt, chóng mặt và đứng không vững, đầu óc quay cuồng như thể mọi thứ xung quanh đều đang bị chuyển động. 

2.2. Kém tập trung, hay quên, đau đầu

Người bị huyết áp thấp, máu lưu thông lên não kém khiến não không nhận đủ máu và oxy để duy trì hoạt động, làm giảm khả năng tư duy và tập trung, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ của người bệnh. Người bị huyết áp thấp khi gặp công việc căng thẳng dễ gây đau đầu, đôi khi sẽ bị mất ngủ.

Xem thêm:  Huyết áp là gì? Phân biệt huyết áp cao và huyết áp thấp

Kém tập trung

2.3. Da xanh tái, tứ chi lạnh

Khi bị huyết áp thấp, khả năng vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan, bộ phận trong cơ thể bị giảm sút khiến da bàn chân, bàn tay đột nhiên trở nên lạnh. 

2.4. Ngất xỉu

Người bị huyết áp thấp cũng rất dễ bị ngất xỉu, rơi vào trạng thái bất tỉnh, hôn mê,… Triệu chứng này rất nguy hiểm và tiềm ẩn nguy cơ chấn thương do bất chợt ngất xỉu.

Ngất xỉu

3. Bệnh huyết áp thấp trở nên nguy hiểm khi nào?

Huyết áp thấp không phải là bệnh lý đáng lo ngại nếu như bệnh nhân không gặp phải bất cứ triệu chứng tiêu cực nào. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý và đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe nếu bệnh huyết áp thấp kèm theo các dấu hiệu sau:

3.1. Phụ nữ đang mang thai

Tụt huyết áp thường xảy ra trong 24 tuần đầu tiên của thai kỳ. Các triệu chứng của huyết áp thấp như: ngất xỉu hoặc mất thăng bằng té ngã có thể gây thương tích cho chính bạn và cả em bé của bạn. 

3.2. Người đang sử dụng nhiều loại thuốc chữa bệnh

Một số loại thuốc có thể làm giảm huyết áp như: thuốc lợi tiểu (thuốc nước), thuốc chẹn alpha, thuốc chẹn beta, thuốc điều trị bệnh Parkinson, một số thuốc chống trầm cảm, sildenafil (Viagra), đặc biệt là khi kết hợp với thuốc trợ tim, nitroglycerin.

3.3. Người mắc các vấn đề về tim

Một số bệnh nhân mắc các bệnh về tim mạch có thể dẫn đến huyết áp thấp, chẳng hạn như: nhịp tim chậm, các vấn đề về van tim, bệnh động mạch vành và suy tim. Những tình trạng này có thể dẫn đến huyết áp thấp bằng cách ngăn cơ thể lưu thông máu đúng cách.

Xem thêm:  Hạ huyết áp tư thế đứng là gì? Các cách chẩn đoán và điều trị hiệu quả hiện nay

Người mắc bệnh về tim

4. Phương pháp bảo vệ sức khỏe khi mắc phải huyết áp thấp

Để giữ vững chỉ số huyết áp và giảm các triệu chứng, bệnh nhân mắc bệnh huyết áp thấp cần kết hợp nhiều phương pháp bảo vệ sức khỏe khác nhau, cụ thể:

4.1. Xây dựng chế độ ăn uống khoa học

Khi mắc bệnh huyết áp thấp, bạn nên xây dựng một chế độ ăn tốt cho việc điều trị, chẳng hạn như:

  • Người mắc huyết áp thấp cần ăn nhiều muối hơn người bình thường. Lượng muối ăn vào khoảng 10-15 g/ngày. 
  • Đặc biệt, đối với người gầy, nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để duy trì cân nặng ổn định.
  • Bổ sung thật nhiều chất đạm như: thịt và cá trong mỗi bữa ăn. Tăng cường ăn trứng, đậu nành, rau củ quả để bổ sung vitamin, chất xơ và khoáng chất.
  • Ăn thành nhiều bữa nhỏ để hỗ trợ tiêu hóa. 
  • Uống các loại nước tăng huyết áp như trà sâm, trà gừng, trà đặc, cà phê.
  • Không sử dụng các thực phẩm lợi tiểu như: râu ngô, rau cải, dưa hấu, bí đỏ,…

Chế độ ăn uống khoa học

4.2. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học

Một lối sống khoa học và lành mạnh chính là chìa khóa giúp con người nâng cao chất lượng cuộc sống. Người bị bệnh huyết áp thấp cần xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học như sau:

  • Chế độ sinh hoạt điều độ, ngủ đủ giấc khoảng 7-8 tiếng mỗi ngày.
  • Khi đi ngủ nên kê đầu thấp, để chân cao. 
  • Người mắc huyết áp thấp luôn phải giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ và quan trọng nhất là bình tĩnh. Tránh những cảm xúc mạnh như sợ hãi, lo lắng, trầm cảm có thể dẫn đến huyết áp giảm mạnh. 
  • Nên tập thể dục thường xuyên, mỗi ngày nên tập ít nhất 10-15 phút. Bắt đầu với các môn dễ như đi bộ, cầu lông, bóng bàn, sau đó đến các môn nặng hơn như bơi lội, chạy, bơi, điền kinh, quần vợt, cử tạ,… Tránh các môn gây chóng mặt như nhào lộn, nhảy dây,…
  • Thường xuyên kiểm tra huyết áp bằng máy đo huyết áp tại nhà hoặc đến các trung tâm y tế để theo dõi và có biện pháp xử lý, điều trị kịp thời.
Xem thêm:  Tại sao suy tim NYHA là vấn đề quan trọng và cách xử lý hiệu quả?

4.3. Điều trị thuốc đều đặn

Khi đã xác định được nguyên nhân khiến người bệnh bị huyết áp thấp là do nội tiết hay do tim mạch, môi trường sống,… thì bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị triệt để, nhưng đối với trường hợp huyết áp thấp vô căn, thuốc chỉ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh nhân.

Thiết bị B3 AFIB Advanced hỗ trợ chuẩn đoán bệnh huyết áp tại nhà

Thiết bị B3 AFIB Advanced hỗ trợ chuẩn đoán bệnh huyết áp tại nhà

Hy vọng những thông tin mà Microlife chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức về căn bệnh huyết áp thấp. Nếu còn điều gì thắc mắc hãy nhanh tay gọi đến số (028) 22 600 006 của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) để được tư vấn một cách tốt nhất.

25%
Original price was: 1.950.000 ₫.Current price is: 1.462.500 ₫.