Người trẻ có nguy cơ bị đột quỵ hay không?

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu trên thế giới. Thậm chí, thống kê cho thấy, cứ 3 phút lại có 1 ca tử vong do đột quỵ. Nhưng đột quỵ là gì? Người trẻ có nguy cơ bị đột quỵ không? Làm sao để phòng ngừa đột quỵ hiệu quả? 

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ não còn được gọi là tai biến mạch máu não

Đột quỵ còn được gọi là đột quỵ não hay tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ của người bệnh bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cung cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bị thiếu oxy, không có đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. 

Thông thường, chỉ trong vài phút, nếu không được cung cấp đủ máu, các tế bào não sẽ bắt đầu chết gây ra những tổn thương khó có thể phục hồi. Cũng vì là chứng bệnh có khả năng diễn biến nhanh, có thể để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng cho người bệnh. Thậm chí, được xếp vào nhóm những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới nên người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức. Thời gian kéo dài càng lâu, số tế bào não chết càng nhiều sẽ càng ảnh hưởng đến khả năng vận động, tư duy, tính mạng của người bệnh.

Hơn nữa, sau tai biến mạch máu não, dù có được cấp cứu, điều trị kịp thời, người bệnh vẫn có thể bị suy giảm sức khỏe hoặc mắc các di chứng nặng nề như: tê liệt, cử động yếu một phần cơ thể, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm, mất ngôn ngữ….

Người đang quan tâm đến đột quỵ và phương pháp cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ cũng cần biết, có 2 loại đột quỵ chính là đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết. Trong đó, đột quỵ do thiếu máu cục bộ chiếm 85% trong tổng số ca bệnh.

Bệnh đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa

Bệnh đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa

Số bệnh nhân dưới 40 tuổi bị đột quỵ đang tăng nhanh

Thống kê cho thấy, mỗi năm trên thế giới có khoảng 15 triệu người bị đột quỵ. Trong đó, riêng ở Việt Nam có khoảng 200,000 người. Trung bình cứ 45 giây lại có một người bị đột quỵ và mỗi 3 phút lại có một người tử vong do căn bệnh nguy hiểm này.

Hơn nữa, tỷ lệ tử vong do đột quỵ ở Việt Nam đang cao hơn so với mức trung bình của thế giới. Số liệu thống kê cũng chỉ ra rằng, trong số người mắc đột quỵ ở Việt Nam, tỷ lệ người trẻ đang gia tăng nhanh chóng. Đến thời điểm hiện tại, số bệnh nhân bị đột quỵ dưới 40 tuổi đã chiếm 5%.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19 và các yếu tố khác như thời tiết dần trở lạnh, thói quen sinh hoạt không lành mạnh (thường xuyên sử dụng rượu bia, thuốc lá…), nhiều chuyên gia nhận định, bệnh đột quỵ não sẽ càng thêm nguy hiểm. Nếu không có phương pháp phòng chống, điều trị hiệu quả, số ca tử vong có thể tăng nhanh trong thời gian tới.

Xem thêm:  Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp

Như vậy, đột quỵ không chỉ là bệnh của người già như quan niệm truyền thống của một số người. Những người trẻ, khỏe cũng có nguy cơ gặp phải căn bệnh nguy hiểm này. Thậm chí, nếu không có ý thức phòng chống đột quỵ. Không có các biện pháp để cảnh báo sớm nguy cơ bệnh, người trẻ có thể gặp phải những biến chứng nghiêm trọng dẫn tới tổn thương vĩnh viễn hoặc tử vong.

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Nguyên nhân gây tai biến mạch máu não

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đột quỵ não

Trên thực tế, có rất nhiều nguyên nhân gây ra đột quỵ. Hơn nữa, các nguyên nhân này thường được chia thành hai nhóm là các yếu tố không thể kiểm soát và các yếu tố bệnh lý, có thể kiểm soát. Trong đó:

Các yếu tố không thể kiểm soát 

Các yếu tố không thể kiểm soát thường bao gồm tuổi tác, giới tính, tiền sự gia đình và chủng tộc. Cụ thể, dù bất cứ ai cũng có nguy cơ bị đột quỵ nhưng từ sau 55 tuổi, cứ mỗi 10 năm nguy cơ bị đột quỵ lại tăng lên gấp đôi. Về giới tính, nam giới thường có xu hướng bị đột quỵ cao hơn nữ giới (tỷ lệ nam giới bị đột quỵ gấp 4 lần nữ giới). Ngoài ra, những người có người thân trong gia đình từng bị đột quỵ, người Mỹ gốc phi thường có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn.

Các yếu tố bệnh lý, có thể kiểm soát

Bạn không thể thay đổi các nguyên nhân gây đột quỵ không thể kiểm soát. Tuy nhiên, bạn có thể giảm nguy cơ bệnh bằng cách cải thiện, tác động đến các yếu tố bệnh lý, có thể kiểm soát. Dưới đây là các chứng bệnh, các yếu tố có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ hay tai biến mạch máu não mà mọi người cần biết. Đó là:

  • Tiền sử đột quỵ, đái tháo đường, bệnh tim mạch (trong đó có rung tâm nhĩ), tăng huyết áp, rung tâm nhĩ, mỡ máu, thừa cân, béo phì.
  • Người có lối sống không lành mạnh như: ăn uống không điều độ, hút thuốc lá, uống nhiều rượu bia, lười vận động….

Triệu chứng cảnh báo tai biến mạch máu não

Triệu chứng cảnh báo tai biến mạch máu não

Có thể “nhận diện” đột quỵ não thông qua một số triệu chứng sớm

Đột quỵ hay tai biến mạch máu não là chứng bệnh có diễn biến cực nhanh. Nó được xếp vào nhóm bệnh cấp tính nguy hiểm, thường xảy ra một cách đột ngột, nhất là khi thời tiết trở lạnh. Cũng vì diễn biến của bệnh quá nhanh nên nhiều người thường không chú ý đến các triệu chứng cảnh báo đột quỵ

Xem thêm:  Dị dạng mạch máu não có nguy hiểm không?

Do đó, vô tình bỏ lỡ thời gian điều trị, khắc phục sớm, khiến người bệnh gặp phải những di chứng nghiêm trọng như: khó khăn khi nói hoặc nuốt; mất khả năng giao tiếp; suy giảm trí nhớ, giảm khả năng suy nghĩ, nhận thức; ảnh hưởng đến tâm lý của người bệnh; bị tê liệt, mất khả năng vận động ở một số cơ hay một số bộ phận; tàn tật vĩnh viễn hoặc tạm thời…. Thậm chí là tử vong. 

Do đó, dù có thuộc nhóm có nguy cơ bị đột quỵ cao hay không, bạn cũng nên biết một số triệu chứng cảnh báo đột quỵ não sớm là: 

  • Người bệnh có hiện tượng bị tê hoặc yếu cơ, đặc biệt là tê hoặc yếu cơ ở một bên cơ thể.
  • Thay đổi, suy giảm thị lực ở một hoặc cả hai mắt.
  • Xuất hiện cảm giác vướng cổ, khó nuốt, thậm chí là hiện tượng nói ngọng, khó nói, lưỡi bị tê cứng.
  • Có cảm giác nhức đầu nghiêm trọng, không rõ nguyên nhân.
  • Thường xuyên thấy chóng mặt, đi lại khó khăn, khó cử động.
  • Bị rối loạn trí nhớ, đặc biệt ở người cao tuổi….

Bí quyết để “Bảo vệ gia đình – Phòng ngừa đột quỵ”

Bí quyết để "Bảo vệ gia đình - Phòng ngừa đột quỵ"

Làm sao để bảo vệ gia đình phòng ngừa đột quỵ?

Các số liệu thống kê đã chỉ ra rằng, hơn 50% số ca đột quỵ không qua khỏi. Hơn nữa, chỉ 10% người sống sót là bình phục hoàn toàn. Điều này càng cho thấy mức độ nguy hiểm của đột quỵ. Đây lại là chứng bệnh có diễn biến nhanh, khó phòng tránh. Do đó, để phòng ngừa tổn thương do đột quỵ, người có nguy cơ đột quỵ cao, có thành viên trong gia đình thuộc nhóm dễ đột quỵ hoặc đơn giản là người quan tâm đến sức khỏe cần có kiến thức chuyên sâu về chứng bệnh này. 

Bạn có thể cập nhật kiến thức chuẩn về đột quỵ và cách phòng ngừa bệnh hiệu quả thông qua chương trình “Bảo vệ gia đình – Phòng ngừa đột quỵ”. Chương trình tọa đàm này có sự đồng hành của NSƯT Thành Lộc và 2 khách mời là Ths.BS Trần Công Duy – Giảng viên Bộ môn Nội tổng quát của Đại học Y Dược TP HCM và MC Thanh Giang. Thông qua chương trình, khán giả sẽ được nghe, được biết cách phòng ngừa đột quỵ, cách chăm sóc sức khỏe cho bản thân và gia đình. 

Ngoài cung cấp kiến thức, chương trình còn giới thiệu đến khán giả sản phẩm máy đo huyết áp B3 AFIB Advanced của thương hiệu Microlife. Đây là sản phẩm tích hợp những công nghệ hiện đại, đã được chứng minh trong việc hỗ trợ cảnh báo sớm rung tâm nhĩ và nguy cơ đột quỵ.

Máy đo huyết áp B3 AFIB Advanced – phương pháp cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ

Máy đo huyết áp B3 AFIB Advanced - phương pháp cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ

Máy đo huyết áp B3 AFIB Advanced là phương pháp hiệu quả để cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ

Xem thêm:  Liệt nửa người do đâu? Tìm hiểu tình trạng và cách điều trị

Rung tâm nhĩ, tăng huyết áp đều thuộc nhóm nguy cơ gây đột quỵ. Hơn nữa, đột quỵ do rung tâm nhĩ, tăng huyết áp thường để lại nhiều hậu quả nặng nề. Do đó, để phòng ngừa đột quỵ tại nhà, bạn nên sử dụng máy đo huyết áp có chức năng chẩn đoán rung tâm nhĩ, cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ như B3 AFIB Advanced.

Đây là sản phẩm chất lượng cao do Microlife – đơn vị sản xuất thiết bị y tế, sản phẩm chăm sóc sức khỏe tại nhà hàng đầu Thụy Sĩ nghiên cứu và đưa ra thị trường. Máy được tích hợp nhiều công nghệ hiện đại, có thể hỗ trợ người dùng chẩn đoán rung tâm nhĩ, xác định nguy cơ đột quỵ ngay tại nhà. Cụ thể:

Công nghệ AFIBsens+ phát hiện rung tâm nhĩ

Máy đo huyết áp B3 AFIB Advanced có công nghệ AFIBsens+. Đây là công nghệ phát hiện rung nhĩ đã được cấp bằng sáng chế công nghệ của Microlife. Công nghệ này cho phép bạn dễ dàng phát hiện rung tâm nhĩ tại nhà chỉ với một thao tác đo đơn giản.

Các công nghệ hiện đại khác

B3 AFIB Advanced được tích hợp công nghệ SmartMAM vượt trội

B3 AFIB Advanced còn có công nghệ SmartMAM (Microlife Average Mode) cho phép đo tự động 3 lần để đưa ra kết quả trung bình tối ưu nhất. Máy cũng có nhiều công nghệ vượt trội khác như: PAD (Pulse Arrhythmia Detection), Gentle+….

Thậm chí, nhờ khả năng chẩn đoán rung tâm nhĩ, cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ một cách chuẩn xác nên máy đo huyết áp B3 AFIB Advanced của Microlife đã vượt qua cuộc kiểm nghiệm nghiêm ngặt của tổ chức cao huyết áp Liên bang Đức. Máy đã được xác nhận bởi BHS (Hiệp hội tăng huyết áp Anh Quốc); ESH (Hiệp hội tăng huyết áp Châu Âu) và nhiều cơ quan y tế quy tín khác.

Đột quỵ không chỉ là “cơn ác mộng” với người cao tuổi mà còn ảnh hưởng đến người trẻ, những người chưa có ý thức phòng chống đột quỵ. Hơn nữa, đây lại là chứng bệnh có thể để lại hậu quả nặng nề cho bản thân người bệnh, cho gia đình và toàn xã hội. 

Vì vậy, để phòng ngừa đột quỵ, để hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thương do bệnh gây ra, mỗi gia đình đều cần sở hữu một máy đo huyết áp có khả năng chẩn đoán rung tâm nhĩ và cảnh báo sớm nguy cơ đột quỵ như máy B3 AFIB Advanced của Microlife.

Thông tin chi tiết về máy đo huyết áp B3 AFIB Advanced, bạn có thể liên hệ Công Ty Cổ phần Thiết Bị Y Sinh BIOMEQ – đơn vị phân phối sản phẩm chính hãng của Microlife tại thị trường Việt Nam để được tư vấn, hỗ trợ.