Tăng cường chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh cho người bị tăng huyết áp

Tình trạng tăng huyết áp thường xuất hiện ở đối tượng người lớn tuổi và có dấu hiệu ngày càng phổ biến đối với những người trẻ. Bệnh lý này thường không có triệu chứng nhận biết rõ ràng và để lại những di chứng nặng nề ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Hãy cùng Microlife tìm hiểu những thông tin liên quan đến quá trình điều trị huyết áp thông qua nội dung của bài viết sau đây.

1. Tình trạng tăng huyết áp là gì?

Tăng huyết áp (hay còn có tên gọi khác cao huyết áp hay tăng xông) là trạng thái máu lưu thông dưới một áp lực cao hơn so với mức bình thường, sau đó tác động lên thành động mạch khiến cho bộ phận tim phải làm nhiều hơn và gây nên những tổn thương nghiêm trọng động mạch.

Tình trạng tăng huyết áp

2. Các thông tin về chỉ số về huyết áp

Chỉ số huyết áp ở người bình thường được xác định ở mức 120/80 mmHg và trạng thái lý tưởng cho tim mạch là nằm ở mức dưới 105/60 mmHg. Trong trường hợp người bệnh kiểm tra huyết áp và thường xuyên thấy chỉ số bằng hoặc cao hơn 140/90 mmHg, thì đó là dấu hiệu cho thấy tăng huyết áp.

Chỉ số huyết áp được duy trì ở mức bình thường có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với hoạt động của các cơ quan trong cơ thể như tim, não bộ, thận…và ảnh hưởng đến cả cơ chế vận hành của toàn cơ thể.

Thao tác theo dõi chỉ số huyết áp rất quan trọng và cung cấp các thông tin về tình hình sức khỏe của cơ thể. Tình trạng tăng huyết áp có yếu tố nguy hiểm bởi sự phát triển thầm lặng và ít có bất cứ triệu chứng rõ ràng nào. Chính vì thế, chúng ta chỉ có thể phòng ngừa và kiểm soát tình trạng tăng huyết áp bằng phương thức chủ động theo dõi số đo huyết áp thường xuyên.

Xem thêm:  Huyết áp tăng cao kéo theo những hiện tượng nào mà bạn cần chú ý

Bảng chỉ số đo huyết áp chuẩn

3. Tình trạng tăng huyết áp có tác động như thế nào đối với sức khỏe người bệnh?

Bệnh lý tăng huyết áp gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, trong đó nổi bật nhất có thể kể đến:

+ Tác động đến tim: Tình trạng tăng huyết áp gây ra gánh nặng cho bộ phận tim và hệ thống động mạch của cơ thể. Khi phải hoạt động quá sức trong một thời khoảng gian dài, tìm có xu hướng bị phình to ra, bộ phận thành tim cũng trở nên dày hơn, lâu dần sẽ dẫn đến tình trạng suy tim.

+ Gây ảnh hưởng đến động mạch: Tăng huyết áp có thể thúc đẩy và góp phần gây ra tình trạng xơ vữa động mạch. Đây là bệnh lý nguy hiểm dẫn tới nhiều biến chứng liên quan đến tim mạch như tai biến mạch máu não, bệnh mạch vành mạn tính, nhồi máu cơ tim hay bệnh động mạch chủ hoặc động mạch ngoại vi.

+ Gây tổn thương đến thận và mắt: Tăng huyết áp còn có thể gây tổn thương thận và mắt, người bị tăng huyết áp nếu không kiểm soát được sẽ có thể dễ dẫn tới các nguy cơ như tăng bệnh mạch vành gấp 3 lần, suy tim tăng 6 lần hay đột quỵ tăng 7 lần.

Tăng huyết áp gây tác động tới sức khỏe

4. Cách điều trị tăng tình trạng tăng huyết áp

Việc điều trị tăng huyết áp cần phải có sự kiên trì và tuân thủ những quy tắc nhất định, trong đó quan trọng nhất là chế độ dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt thường ngày.

Xem thêm:  Tổng hợp 14 cách hạ sốt nhanh tại nhà dành cho người lớn và trẻ em

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh dành cho người bị tăng huyết áp

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, người bị tăng huyết áp nên bổ sung thêm rau các loại rau củ quả, ngũ cốc nguyên hạt và các loại chế phẩm sữa ít béo. Các loại thực phẩm này có lượng kali, canxi, magie và axit béo omega-3 rất dồi dào có khả năng phòng ngừa tăng huyết áp hiệu quả. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên cắt giảm tối đa lượng muối hấp thụ hàng ngày, càng tiêu thụ ít muối (dưới 5g/ngày) thì sẽ càng tốt cho sức khỏe của người đang gặp tình trạng huyết áp cao.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh dành cho người bị tăng huyết áp

+ Giữ tinh thần tích cực lạc quan, vui vẻ, không nên duy trì cảm xúc tiêu cực trong một khoảng thời gian dài, lo lắng hay buồn quá độ.

+ Người bị huyết áp thấp nên nằm ngủ với tư thế gối đầu thấp và để chân lên cao, nên mang vớ áp lực khi di chuyển để hạn chế tình trạng máu dồn ứ ở chân và tạo điều kiện thuận lợi cho máu trở về tim. 

+ Sinh hoạt một cách điều độ, ngủ đủ giấc và hạn chế tình trạng làm việc quá sức hoặc thay đổi tư thế hoạt động một cách đột ngột để tránh tình trạng hoa mắt chóng mặt.

Chế độ lành mạnh hỗ trợ cho người bị tăng huyết áp

5. Nhà cung cấp thiết bị y tế đo huyết áp chất lượng tốt nhất trên thị trường hiện nay

Bên cạnh việc điều trị tăng huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ thì người bệnh cũng cần phải tự theo dõi chỉ số huyết áp bằng các công cụ ngay tại nhà. Với chất lượng sản phẩm thiết y tế hàng đầu thị trường Microlife chính là người bạn đồng hành tin cậy dành cho bạn.

Xem thêm:  Rối loạn tiền đình và tác động đến huyết áp cao

Các thiết bị y tế như máy đo huyết áp, nhiệt kế, máy xông mũi họng hay máy đo nồng độ oxy của công ty cực kỳ chất lượng, độ an toàn cao và được các tổ chức uy tín trên thế giới khuyên dùng thường xuyên.

Máy đo huyết áp B3 AFIB Advanced

Thiết bị B3 AFIB Advanced – máy đo huyết áp của Microlife

Đặc biệt, chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng của Microlife còn được đánh giá cực kỳ tốt, nhân viên luôn tận tâm hỗ trợ và tư vấn khách hàng 24/7 để có thể kịp thời giải đáp thắc mắc và đưa ra những lời khuyên đúng đắn nhất.

Thông qua nội dung của bài viết trên, các bạn đọc đã có thêm cho mình những thông tin liên quan đến cách điều trị tăng huyết áp như biểu hiện hay chế độ ăn uống và sinh hoạt điều độ. Hy vọng các bạn đọc đã cập nhật thêm được những thông tin cần thiết và áp dụng được vào cuộc sống hàng ngày. Hãy tiếp tục theo dõi những bài viết về chủ đề sức khỏe mà Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) cung cấp để có thêm cho mình những thông tin cực kỳ bổ ích và thiết thực.

Thông tin liên hệ

+ Địa chỉ: 89 Trần Văn Dư, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM

+ Tel: (028) 22 600 006 – Hotline: 0972 597 600