Tăng huyết áp kịch phát có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa sao cho hiệu quả nhất

Tăng huyết áp kịch phát dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng như hôn mê, đột quỵ, suy thận,… Vậy tăng huyết áp kịch phát nguy hiểm như thế nào? Đến với bài viết dưới đây, Microlife sẽ cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích xoay quanh vấn đề này.

1. Tăng huyết áp kịch phát là gì?

Tăng huyết áp kịch phát là chỉ số đo huyết áp tăng cao đột ngột so với người bình thường. Khi huyết áp kịch phát diễn ra, huyết áp tâm trương thường tăng cao hơn 120mmHg và huyết áp tâm thu cao hơn 180mmHg, gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe và tính mạng

Trong lúc huyết áp tăng cao bất thường, cơ thể sẽ xuất hiện một vài triệu chứng như: hoa mắt, chóng mặt, đau đầu, khó thở, buồn nôn, mệt mỏi,… Bệnh có thể dẫn tới những biến chứng nghiêm trọng đến tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.

Tăng huyết áp kịch phát có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa sao cho hiệu quả nhất 1

2. Những người dễ mắc tăng huyết áp kịch phát

Tăng huyết áp kịch phát rất hiếm khi gặp phải, nhưng tỉ lệ mắc bệnh thường xảy ra ở một số nhóm đối tượng như:

+ Trước hết là những người bị tăng huyết áp nhưng lâu năm không thăm khám sức khỏe và chỉ khi có cơn tăng huyết kịch phát mới phát hiện. 

+ Tăng huyết áp thường gặp ở những người có tuổi, những người trẻ tuổi nhưng có thể trạng béo phì, người mắc bệnh đái tháo đường, mỡ máu.

+ Người bình thường mà có cảm giác hay đau đầu, chóng mặt, nhịp tim nhanh cũng nên đo huyết áp để có thể phát hiện kịp thời bệnh tăng huyết áp.

Xem thêm:  Các cách làm giảm cao huyết áp đơn giản, dễ thực hiện ngay tại nhà

+ Cơn tăng huyết áp kịch phát còn gặp ở những người bị tăng huyết áp nhưng không điều trị đầy đủ theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc đang được điều trị lại dừng đột ngột.

+ Cơn tăng huyết áp kịch phát có thể xảy ra nếu người bệnh gặp những sang chấn tâm lý mạnh hoặc khi có những biến đổi đột ngột của thời tiết, khí hậu mặc dù đã được điều trị thuốc trước đó. 

Hay một số người có các bệnh nền và lối sống không lành mạnh như:

+ Bệnh mạch máu Collagen, như xơ cứng bì.

+ Bệnh thận cấp hoặc mạn.

+ Tổn thương tủy sống.

+ Sử dụng một số loại thuốc như thuốc tránh thai, thuốc có chứa chất ức chế enzyme monoamine oxidase.

+ Sử dụng các chất kích thích chẳng hạn như Amphetamin, Cocain,…

Tăng huyết áp kịch phát có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa sao cho hiệu quả nhất 2

3. Sự nguy hiểm khi tăng huyết áp kịch phát

Cơn tăng huyết áp kịch phát không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Vì vậy tăng huyết áp kịch phát luôn tiềm ẩn những sự nguy hiểm không thể lường trước được do để lại một số biến chứng như:

+ Vỡ mạch máu não gây ra những dấu hiệu thần kinh như liệt nửa người, liệt nửa mặt làm cho người bệnh khó nói, khó nuốt.

+ Phù phổi cấp dẫn đến suy hô hấp.

+ Hôn mê ngay trong những giờ đầu, dẫn đến tàn phế hoặc nguy hiểm hơn là tử vong.

+ Nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực

+ Tăng huyết áp kịch phát có thể dẫn đến tách thành động mạch. Từ đó máu chảy vào các khe nứt gây phình và bóc tách thành động mạch chủ.

Xem thêm:  Xét nghiệm cần thiết cho bệnh nhân tăng huyết áp như thế nào?

+ Đột quỵ

+ Tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân chính gây nên suy thận cấp.

+ Mù vĩnh viễn cũng là một hậu quả do tăng huyết áp kịch phát gây ra, đó là tình trạng xuất huyết nặng ở đáy mắt và vỡ động mạch trung tâm võng mạc khi huyết áp tăng đột ngột.

Tăng huyết áp kịch phát có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa sao cho hiệu quả nhất 3

4. Cách xử lý khi tăng huyết áp kịch phát

Khi người bệnh xuất hiện những cơn tăng huyết áp khẩn cấp cần có những biện pháp xử lý kịp thời để tránh những hậu quả trên. Theo các bác sĩ, khi phát hiện cần thực hiện những bước xử lý sau:

+ Đưa người bệnh vào nơi yên tĩnh, thoáng mát, tránh tiếp xúc ánh nắng trực tiếp.

+ Cởi bởi mũ, áo của người bệnh và tiến hành đo huyết áp.

+ Nếu trường hợp người bệnh bất tỉnh, hãy nhanh chóng người bệnh đến trung tâm y tế ngay để được các bác sĩ xử lý kịp thời.

5. Cách phòng ngừa huyết áp kịch phát 

Một số trường hợp tăng huyết áp kịch phát có thể được phòng ngừa. Nếu bạn bị tăng huyết áp, bạn cần kiểm tra huyết áp thường xuyên để kiểm soát được huyết áp của mình. Đồng thời uống thuốc điều trị đúng và đủ liều theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Tăng huyết áp kịch phát là một căn bệnh khá hiếm, song mỗi chúng ta đều có thể chủ động bảo vệ bản thân bằng các cách đơn giản như sau:

Xem thêm:  Hướng dẫn đo thân nhiệt trẻ bị sốt: Vị trí đo và cách thực hiện

+ Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn uống lành mạnh, nhiều chất xơ, hoa quả, hạn chế chất đạm, mỡ động vật,…

+Thường xuyên tập thể dục để nâng cao sức khỏe.

+ Hạn chế hoặc tốt nhất không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cafe,thuốc lá,…

+ Duy trì cân nặng hợp lý, tránh để cơ thể tăng cân, béo phì mất kiểm soát.

+ Sắp xếp công việc hợp lý, nghỉ ngơi điều độ, không nên làm việc quá sức dẫn đến căng thẳng, stress, gây áp lực đến vỡ động mạch.

+ Thăm khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện ra sớm các vấn đề về sức khỏe như huyết áp cao, tăng mỡ máu,…

+ Nếu không may mắc bệnh cần tuân thủ đúng theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên môn.

Tăng huyết áp kịch phát có nguy hiểm không? Cách phòng ngừa sao cho hiệu quả nhất 4

Theo dõi huyết áp tại nhà với máy đo huyết áp Microlife

Huyết áp kịch phát rất nguy hiểm đe dọa trực tiếp đến sức khỏe của chúng ta vậy nên chúng ta phải thường xuyên kiểm tra chỉ số huyết áp của mình. Hiện nay trên thị trường Công Ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh với kinh nghiệm lâu năm, đội ngũ nhân viên được đào tạo chất lượng đảm bảo cùng với trang thiết bị hiện đại chắc chắn sẽ mang đến cho khách hàng sự trải nghiệm tuyệt vời. Nếu bạn còn đang thắc mắc về vấn đề gì, vui lòng liên hệ qua Tel: (028) 600 006 – Hotline: 0972 597 600 của Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh  để được tư vấn kịp thời.