Biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp thai kỳ ở mẹ bầu

Tăng huyết áp thai kỳ là biến chứng nội khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai và là một trong những nguyên nhân quan trọng gây tử vong cho người mẹ cũng như thai nhi. Vậy tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm như thế nào? Trong bài viết dưới đây, Microlife sẽ cung cấp cho các bạn đầy đủ thông tin cần thiết.

Tăng huyết áp thai kỳ nguy hiểm như thế nào?, tăng huyết áp trong thai kỳ, tăng huyết áp khi mang thai

Không nên chủ quan với tăng huyết áp khi mang thai.

1. Tăng huyết áp thai kỳ là gì?

Tăng huyết áp thai kỳ là hiện tượng tăng huyết áp xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ và trở về mức bình thường 6 tuần sau sinh. Bệnh lý được biểu hiện thông qua các chỉ số. Trị số huyết áp tâm thu (HATT) > 140mmHg và huyết áp tâm trương (HATTr) > 90mmHg. 

Các rối loạn tăng huyết áp chiếm tỷ lệ 10 – 20% và được phân thành nhiều loại khác nhau:

Tăng huyết áp mãn tính: Theo WHO, tăng huyết áp mãn tính là tình trạng huyết áp tâm thu > 140mmHg. Tình trạng thường xuất hiện trước khi mang thai hoặc trước tuần 20 của thai kỳ và kéo dài hơn 40 ngày sau sinh.

Tăng huyết áp thai k: Xuất hiện sau tuần thứ 20 của thai kỳ. Tình trạng này sẽ trở lại bình thường sau sinh, tuy nhiên có thể tiến triển thành tăng huyết áp mãn tính nếu sau đó huyết áp vẫn tiếp tục tăng.

Tiền sản giật: Đây là hiện tượng huyết áp tăng đột ngột từ tuần 20 thai kỳ, kèm theo protein trong nước tiểu. Tiền sản giật thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ 3 (thường xảy ra vào 3 tháng cuối của thai kỳ, từ tuần 28 – 40) và được đánh giá cực kỳ nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng cả mẹ lẫn con.

Tiền sản giật trên nền bệnh lý tăng huyết áp mãn tính: Là tình trạng sản giật xuất hiện trên nền phụ nữ mang thai có THA mãn tính. Có khoảng 25% phụ nữ mang thai THA mãn sẽ xuất hiện TSG, tỷ lệ này còn cao hơn ở những phụ nữ có bệnh thận nền.

2. Các dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp thai kỳ

Mỗi phụ nữ có thể gặp các triệu chứng khác nhau và mỗi bệnh nhân bị tăng huyết áp thai kỳ cũng có thể hoàn toàn không có triệu chứng. Dưới đây là một số triệu chứng chúng ta thường gặp:

+ Cao huyết áp

+ Thiếu hoặc có protein trong nước tiểu

+ Thay đổi thị giác như mờ hoặc nhìn đôi

Xem thêm:  Huyết áp khi mang thai bao nhiêu là bình thường?

+ Buồn nôn, ói mửa

+ Đi tiểu ít

+ Thay đổi xét nghiệm chức năng gan hoặc thận

+ Đau bụng bên phải hoặc đau thượng vị

+ Tăng cân đột ngột

Các dấu hiệu nhận biết tăng huyết áp thai kỳ, tăng cân đột ngột, tăng cân nhanh, Mẹ bầu tăng cân đột ngột cảnh báo tăng huyết áp thai kỳ

Mẹ bầu tăng cân đột ngột cảnh báo tăng huyết áp thai kỳ.

Ngoài ra còn có rất nhiều biểu hiện khác, khi thấy có điều gì bất thường chúng ta nên chủ động đến gặp bác sĩ để được tư vấn kịp thời để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và con.

3. Biến chứng nguy hiểm khi bị tăng huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp trong thai kỳ mang thai rất nguy hiểm có thể dẫn tới rất nhiều biến chứng khác nhau như:

Giảm lưu lượng máu đến nhau thai

Điều này làm giảm lượng oxy và chất dinh dưỡng cung cấp đến nhau thai, làm bé chậm tăng trưởng và nhẹ cân khi chào đời.

Nhau bong non

Nhau thai sớm tách khỏi tử cung, nhau bong non có thể làm bé ngạt thở do thiếu oxy và gây chảy máu cho mẹ, thậm chí có thể gây tử vong cho cả mẹ và con.

Sinh non

sinh sớm, sinh non, thai nhi thiếu cân, thai bị bị tăng huyết áp, mẹ bầu bị sản giật, Biến chứng nguy hiểm khi bị tăng huyết áp thai kỳ

Thai phụ bị tăng huyết áp hoặc sản giật có khả năng cao sinh non hay sinh con thiếu cân.

Mặc dù được điều trị nhưng một số trường hợp thai phụ bị huyết áp cao hoặc sản giật có thể cần sinh sớm hơn để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Những em bé sinh non, không đủ sức khỏe có nguy cơ tử vong cao.

Chậm phát triển hoặc chết lưu

Thai nhi không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng từ mẹ khiến bé chậm phát triển, không đạt cân nặng theo tiêu chuẩn trung bình, trường hợp xấu nhất sẽ dẫn đến hiện tượng thai lưu khi còn ở trong bụng mẹ.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho mẹ về sau

Những người mẹ bị tiền sản giật có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch sau sinh, dù huyết áp trở lại bình thường.

4. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ do rất nhiều yếu tố kết hợp với nhau tạo thành. Dưới đây là một số nguyên nhân chủ yếu mà chúng ta thường gặp phải:

Lối sống

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng huyết áp thai kỳ, lối sống, chế độ ăn uống, thừa cân, béo phì, lười vận động

Chế độ ăn uống không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Lựa chọn lối sống không lành mạnh cùng với chế độ ăn uống mất kiểm soát. Thừa cân hoặc béo phì, lười vận động là những nguyên nhân chính gây ra cao huyết áp ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

Xem thêm:  Sốt phát ban: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Mang thai đôi hoặc ba

Phụ nữ trải qua lần mang thai đầu tiên có nhiều khả năng bị huyết áp cao. Tuy nhiên nếu kiểm soát tốt mẹ bầu sẽ có ít khả năng mắc bệnh ở những lần tiếp theo. Ngoài ra, những sản phụ mang thai đôi hoặc ba có nguy cơ mắc bệnh cao hơn thai đơn, bởi vì cơ thể lúc này để nuôi dưỡng các bé phải hoạt động gấp nhiều lần.

Tuổi tác

Phụ nữ trên 35 tuổi sẽ có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn so với độ tuổi từ 20 đến 30. Ngoài ra, những phụ nữ bị huyết áp cao trước khi mang thai sẽ có nguy cơ bị mắc các biến chứng liên quan trong thai kỳ so với người có huyết áp bình thường.

5. Cách đề phòng tăng huyết áp thai kỳ

Trước những biến chứng nguy hiểm mà tăng huyết áp thai kỳ gây ra. Sau đây là một số cách giúp chúng ta đề phòng cũng như hạn chế tối thiểu khả năng tăng huyết áp thai kỳ:

Tư vấn trước khi sinh

Khi đã mang thai thì nên trang bị cho mình đầy đủ kiến thức khi sinh. Có thể là thay đổi loại thuốc và lượng thuốc uống tránh bị tiền sản giật. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra tình trạng huyết áp thường xuyên để kịp thời điều trị.

Cách đề phòng tăng huyết áp thai kỳ, đo huyết áp, theo dõi huyết áp thai kỳ, tầm soát huyết áp thai kỳ

Bên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, sản phụ cũng cần thường xuyên theo dõi huyết áp.

Đề phòng hiện tượng sản giật khi mang thai

Tiền sản giật có thể dự phòng hoặc giảm bớt nhờ khám thai định kỳ. Tuân thủ việc điều trị tiểu đường nghiêm ngặt hoặc các bệnh nội khoa khác. Nhập viện ngay khi có các dấu hiệu như lên cân nhanh, đau đầu nặng, đau vùng gan, buồn nôn,… bởi thực tế lúc nào tiền sản giật biến thành sản giật khó đoán trước được.

Uống thuốc

Không nên uống thuốc trị huyết áp một cách tích cực vì ảnh hưởng trực tiếp đến lượng máu nuôi thai nhi. Nếu huyết áp tăng quá cao trên 170/110mmHg, cách điều trị bao gồm kiểm soát tốt huyết áp bằng các thuốc hạ áp đường tĩnh mạch và cố gắng duy trì quá trình thai nghén đến mức tối đa.

Lưu ý:

– Người bị bệnh tim mạch, hen, suyễn, gan,… không nên mang thai.

– Bổ sung canxi (1,5 – 2 g/ngày) được khuyến cáo phòng ngừa tiền sản giật ở phụ nữ với chế độ ăn nhập ít canxi (< 600mg/ngày) tại lần khám tiền sản đầu tiên.

Xem thêm:  Tăng huyết áp độ 1 là gì? Hiểu rõ nguyên nhân và triệu chứng

6. Điều trị tăng huyết áp thai kỳ

Điều trị cụ thể cho tăng huyết áp thai kỳ sẽ được xác định trên các cơ sở:

  • Mang thai, tuổi thai, sức khỏe tổng thể và lịch sử y tế của bạn.
  • Khả năng đáp ứng của bạn đối với thuốc, hoặc liệu pháp cụ thể.
  • Mức độ cụ thể.

Điều trị tăng huyết áp thai kỳ, mang thai, tuổi thai, sức khỏe tổng thể, lịch sử y tế, khả năng đáp ứng thuốc

Điều trị tăng huyết áp trong thai kỳ phụ thuộc vào huyết áp, tuổi thai và sự hiện diện của các yếu tố nguy cơ liên quan mẹ và thai. 

6.1. Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc trong thai kỳ có vai trò hạn chế với các thử nghiệm ngẫu nhiên về chế độ ăn và thay đổi lối sống, cho thấy ảnh hưởng ít lên kết cục thai kỳ. Tập thể dục thường xuyên có thể được tiếp tục thận trọng và phụ nữ béo phì cần được tư vấn tránh tăng cân hơn 6,8kg.

Điều trị không dùng thuốc, tập thể dục trong thai kỳ, vận động thể chất, béo phì, tăng cân

Mẹ bầu cần thận trọng khi tập thể dục trong thai kỳ.

6.2. Điều trị dùng thuốc

Với mục đích điều trị tăng huyết áp để giảm nguy cơ nguy hiểm cho mẹ, các thuốc hạ áp được lựa chọn phải hiệu quả và đảm bảo an toàn cho thai nhi. Methyldopa, ức chế beta và ức chế canxi là các thuốc được lựa chọn cho tăng huyết áp nhẹ. Magnesium sulfate đường tĩnh mạch được khuyến cáo phòng ngừa sản giật và điều trị co giật nhưng không nên sử dụng đồng thời với thuốc ức chế canxi.

Điều trị dùng thuốc, Methyldopa, ức chế beta, ức chế canxi, Magnesium sulfate, phòng ngừa sản giật, điều trị co giật

Các thuốc hạ áp được lựa chọn phải hiệu quả và đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Tăng huyết áp thai kỳ nếu không được phát hiện sớm sẽ rất nguy hiểm đến cả mẹ và bé, vì thế ngay khi biết mang thai, các bà mẹ nên đến các cơ sở uy tín để khám định kỳ và được tư vấn điều trị kịp thời nếu bị tăng huyết áp thai kỳ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều hãng phân phối các thiết bị y tế góp phần làm giảm khả năng tăng huyết áp thai kỳ. Tuy nhiên với kinh nghiệm lâu năm trong nghề, đội ngũ nhân viên được đào tạo chất lượng, Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) đang là nơi dành được niềm tin của nhiều phụ nữ trong thời kỳ mang thai. Nếu bạn đang phân vân hay thắc mắc về vấn đề gì thì hãy liên hệ ngay qua Hotline: (028) 22 600 0060972 597 600 để được giải đáp kịp thời.