Huyết áp thấp có thật sự nguy hiểm, nguyên nhân và hướng điều trị cần biết

Huyết áp thấp có thể bắt gặp ở rất nhiều người hiện nay. Đối với một số người, nó sẽ không gây ra vấn đề gì nhưng cũng sẽ có người bị chóng mặt hoặc ngất xỉu, có khi còn đe dọa đến tính mạng. Vậy cần lưu ý và cần hiểu rõ gì khi bị huyết áp thấp, cùng Microlife tìm hiểu rõ hơn trong bài viết dưới đây.

Chóng mặt, ngất xỉu, đe dọa đến tính mạng, Huyết áp thấp nguy hiểm

Huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.

1. Huyết áp thấp là gì?

Khi máu chảy qua thành động mạch, huyết áp là thước đo lực của máu tác động lên nó và đo bằng milimet thủy ngân (mmHg).

Phân loại huyết áp

Khi đo huyết áp thường được thể hiện bằng 2 con số: huyết áp tâm trươnghuyết áp tâm thu.

Huyết áp tâm trương: là áp lực khi máu chảy ngược về tim thông qua tĩnh mạch và khi tim nằm giữa những nhịp đập. Giai đoạn này là giai đoạn mà áp lực trong động mạch ở mức thấp nhất.

Huyết áp tâm thu: là áp lực khi ép máu vào động mạch và tim đập. Giai đoạn này là giai đoạn mà áp lực trong động mạch là cao nhất.

Phân loại huyết áp, Huyết áp tâm trương, Huyết áp tâm thu, Huyết áp thấp là gì?, Huyết áp thấp là bao nhiêu?, chỉ số huyết áp 90/60mmHg

Huyết áp thấp được xác định khi chỉ số huyết áp dưới 90/60 mmHg.

Huyết áp thấp là bao nhiêu?

Người có chỉ số huyết áp ở mức 90/60mmHg hoặc thấp hơn là người bị huyết áp thấp. Chính vì vậy mà cần thường xuyên theo dõi và đảm bảo tình trạng sức khỏe tránh những vấn đề không may xảy ra.

2. Triệu chứng của huyết áp thấp

Huyết áp thấp báo hiệu những vấn đề tiềm ẩn ở một số người, đặc biệt khi huyết áp giảm một cách đột ngột hoặc kèm theo các triệu chứng như:

  • Chóng mặt.
  • Nhìn mờ.
  • Buồn nôn.
  • Mệt mỏi, thiếu ngủ.
  • Ngất xỉu.

Triệu chứng của huyết áp thấp, huyết áp giảm đột ngột, chóng mặt, nhìn mờ, buồn nôn, mệt mỏi, thiếu ngủ, ngất xỉu, đe dọa tính mạng, hạ huyết áp nặng, triệu chứng cảnh báo huyết áp thấp

Cần nhận biết sớm các dấu hiệu của huyết áp thấp để biết cách xử trí kịp thời.

Tình trạng sức khỏe cũng có thể đe dọa tính mạng nếu hạ huyết áp nặng. Các dấu hiệu cũng như triệu chứng cảnh báo huyết áp thấp gồm: 

  • Lú lẫn đặc biệt ở người lớn tuổi.
  • Tay chân lạnh, da nhợt nhạt. 
  • Thở nhanh, mạch yếu và nhanh…
Xem thêm:  Tê tay có phải là dấu hiệu đột quỵ không? Cách phòng ngừa và điều trị

3. Huyết áp thấp gây nguy hiểm như thế nào?

Hiện nay, rất nhiều người xem nhẹ việc hạ huyết áp và nghĩ rằng sẽ chẳng xảy ra chuyện gì. Nhưng ít ai biết, nếu huyết áp giảm đột ngột, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng của chúng ta. Nhẹ thì choáng váng, ngất xỉu, nặng thì có thể nguy hiểm hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.

Huyết áp thấp gây nguy hiểm như thế nào?, hạ huyết áp, huyết áp giảm đột ngột, đe dọa tính mạng, choáng váng, ngất xỉu, chóng mặt, tiêu chảy, nôn, nhiễm trùng, dị ứng

Tụt huyết áp khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, chóng mặt, ngất xỉu hoặc những biến chứng nghiêm trọng hơn.

Giả như, chỉ thay đổi 20mmHg – giảm từ 110mmHg tâm thu xuống 90mmHg tâm thu thì gây ra tình trạng chóng mặt và ngất xỉu khi não không nhận được lượng máu cung cấp đầy đủ. Và những vết thương do chảy máu không kiểm soát được, những tình trạng có sự mất nước nhanh và nghiêm trọng như tiêu chảy, nôn; tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc phản ứng dị ứng, có thể đe dọa đến tính mạng.

4. Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp

Ai cũng nghĩ rằng bị huyết áp là bình thường và không ai biết nguyên nhân từ đâu mà ra, dưới đây là một số nguyên nhân được xem là những lý do khiến huyết áp thấp:

Nguyên nhân dẫn đến huyết áp thấp, Chuyển tư thế đột ngột, Mất nước, choáng, ngất, chứng suy tim, Sốc phản vệ, biến chứng của đái tháo đường, mang thai, suy tĩnh mạch

Huyết áp thấp là một căn bệnh thường được bác sĩ nhắc đến đối với những người có bệnh lý về tim mạch.

  • Phản ứng ngược của một số loại thuốc: thuốc lợi tiểu, thuốc gây tê hay gây mê, nitrat, một số loại thuốc chống trầm cảm, hoặc thuốc chữa chứng cao huyết áp.
  • Mất nước (do đổ mồ hôi quá nhiều, tiêu chảy cấp hay mất máu).
  • Các cơn choáng, ngất.
  • Chuyển tư thế đột ngột, đang nằm, ngồi bỗng đột nhiên đứng dậy gây tụt huyết áp tư thế.
  • Choáng vì chứng suy tim, chảy máu trong, do nhiễm trùng cấp tính, đau thắt ngực cấp do bệnh mạch vành cấp tính, rối loạn nhịp tim bất thường.
  • Sốc phản vệ.
  • Người bị biến chứng của đái tháo đường do không kiểm soát tốt đường máu; bệnh nội tiết chuyển hóa có tiểu nhiều gây mất nước.
  • Có thể liên quan tới việc mang thai do thai chèn ép trong khoang bụng của mẹ.
  • Suy tĩnh mạch do tư thế ở một số người do nghề nghiệp luôn làm việc ở tư thế đứng nhiều giờ.
Xem thêm:  Tầm soát đột quỵ: Quan trọng và cần thiết

5. Điều trị hiệu quả huyết áp thấp

Làm cách nào để có thể đảm bảo được việc chăm sóc sức khỏe một cách tốt nhất, tránh tình trạng bị hạ huyết áp rất ít người biết và chủ quan trong vấn đề này. Tuy nhiên, chỉ cần những hành động nhỏ nhặt, thường xuyên sẽ giúp cải thiện cũng như điều trị rất hiệu quả nếu bị huyết áp thấp. 

Điều trị huyết áp thấp, chăm sóc sức khỏe, hạ huyết áp, chế độ ăn giảm muối, ăn nhiều muối

Muối là loại gia vị tốt cho người bị huyết áp thấp nhưng không phải cứ ăn nhiều mới là tốt.

Sử dụng nhiều muối: Trong chế độ ăn uống thường được khuyên giảm muối vì natri dễ làm tăng huyết áp, nhưng nếu kiêng quá nhiều và thiếu kiểm soát thì có khả năng dẫn đến hạ huyết áp. 

Uống nhiều nước: Chất lỏng giúp ngăn ngừa mất nước và làm tăng thể tích máu, cả hai đều quan trọng trong điều trị hạ huyết áp.

Mang tất (vớ) nén: Các tất đàn hồi thường được sử dụng để giảm đau và sưng tĩnh mạch có thể giúp giảm lượng máu trong chân của bạn.

Thuốc: Một số loại thuốc có thể được sử dụng để điều trị huyết áp thấp xảy ra khi bạn đứng lên (hạ huyết áp thế đứng). Ví dụ, thuốc tác động lên chuyển hóa nước, muối như fludrocortisone, giúp tăng thể tích máu của bạn, thường được sử dụng để điều trị dạng huyết áp thấp này, nhưng phải được chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đối với tình trạng tụt huyết áp cấp cần được điều trị khẩn trương theo phác đồ tùy theo nguyên nhân gây tụt huyết áp.

6. Chế độ sinh hoạt phù hợp khi điều trị bệnh huyết áp thấp

Ngoài việc tăng cường hiểu biết, chăm sóc bằng việc ăn uống cũng như lối sống, chúng ta cũng rất cần chú ý đến chế độ sinh hoạt, tránh những vấn đề không đáng xảy ra làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh. 

Xem thêm:  Đột quỵ có tái phát không? Cách biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Chế độ sinh hoạt phù hợp khi điều trị bệnh huyết áp thấp, Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất, trái cây, rau, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt, cá nạc. Không ăn quá nhạt, không ăn quá mặn, ăn bữa nhỏ, ít carb, chia nhỏ bữa ăn

Chia nhỏ các bữa ăn giúp người bị huyết áp thấp hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

  • Uống đủ nước, hạn chế rượu, bia. Rượu làm mất nước và có thể làm giảm huyết áp, ngay cả khi bạn uống điều độ. Nên uống đủ lượng nước trong ngày (khoảng 1 – 1,5 lít/ngày; khi thời tiết khô hanh từ 1,5 – 2 lít/ngày).
  • Chế độ ăn uống lành mạnh, đủ chất. Bổ sung các loại thực phẩm khác nhau, bao gồm trái cây, rau, thịt gà, ngũ cốc nguyên hạt, và cá nạc. Không ăn quá nhạt cũng không ăn quá mặn.
  • Hãy chú ý đến vị trí cơ thể, nhẹ nhàng di chuyển khi chuyển đổi tư thế như từ từ khi ngồi, nằm, ngồi xổm sang tư thế đứng. Không ngồi với hai chân bắt chéo.
  • Ăn các bữa ăn nhỏ, ít carb (Carbohydrate). Để giúp ngăn ngừa huyết áp giảm mạnh sau bữa ăn, hãy ăn nhiều phần nhỏ mỗi ngày và hạn chế các thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống và bánh mì.

Tóm lại, huyết áp thấp là một bệnh có thể đối với một số người không thành vấn đề nhưng đối với một số người khác thì lại vô cùng nguy hiểm. Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị bệnh huyết áp thấp này, tuy nhiên bạn cần nên chọn lọc kĩ lưỡng để đảm bảo sức khỏe tốt nhất. Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) là nhà phân phối các sản phẩm chính hãng của thương hiệu Microlife tại Việt Nam chăm sóc cho sức khỏe của toàn bộ khách hàng. Nếu có nhu cầu tư vấn, hãy liên hệ chúng tôi qua hotline (028) 22 600 006 – 0972 597 600 hoặc truy cập vào website https://microlife.com.vn/.