Tiền sản giật và huyết áp cao khi mang thai mà mẹ bầu cần lưu ý

PIH (Pregnancy-Induced Hypertension) – tăng huyết áp thai kỳ là một trong các bệnh lý thường gặp ở các bà bầu. Bệnh lý này nếu không được phát hiện, xử lý, điều trị đúng đắn và kịp thời sẽ có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe mẹ và bé. Và tiền sản giật là một trong các biến chứng phổ biến của huyết áp cao khi mang thai. Vậy huyết áp cao, tiền sản giật khi mang thai là gì? Có những ảnh hưởng như thế nào? Cách nhận biết, phòng tránh và điều trị ra sao? Để tìm hiểu những vấn đề đó, mời các bạn cùng đồng hành với Microlife trong bài viết dưới đây.

PIH (Pregnancy-Induced Hypertension), tăng huyết áp thai kỳ, huyết áp cao khi mang thai, tiền sản giật khi mang thai

Tiền sản giật là biến chứng phổ biến của huyết áp cao khi mang thai.

1. Huyết áp cao trong thai kỳ

Huyết áp là áp lực của máu cần thiết để tác động lên thành động mạch với mục đích đưa máu đi nuôi dưỡng các mô trong cơ thể của chúng ta. Trong thai kỳ, nếu huyết áp tăng cao hoặc không kiểm soát thì rất có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ và bé.

1.1. Huyết áp cao trong thai kỳ là gì?

Thông thường, huyết áp tiêu chuẩn là khoảng dưới 120/80 mmHg. Nếu mẹ bầu có huyết áp tâm thu từ 120 – 129mmHg; huyết áp tâm trương < 80mmHg thì huyết áp đang ở mức bình thường cao. Nếu mẹ bầu có huyết áp tâm thu từ 130 – 139mmHg; huyết áp tâm trương 80 – 89mmHg thì tăng huyết áp của mẹ bầu đang ở độ 1. Cuối cùng, mẹ bầu đang gặp tình trạng tăng huyết áp độ 2 nếu có huyết áp tâm thu lớn hơn hoặc bằng 140mmHg; huyết áp tâm trương lớn hơn hoặc bằng 90mmHg.

1.2. Những biến chứng của huyết áp cao trong thai kỳ

Huyết áp cao trong thai kỳ có thể gây nên những ảnh hưởng nguy hiểm đến cả mẹ và bé. Đối với mẹ bầu, mẹ có thể gặp những tác động tiêu cực liên quan đến hệ tim mạch, thận, máu,… Đối với bé, bé có thể bị sinh non, thiếu máu cục bộ, nhẹ cân,…

Cụ thể, trong thời kỳ mang thai, nếu gặp tình trạng huyết áp cao, mẹ và bé có thể gặp một số biến chứng phổ biến sau đây:

Hạn chế sự phát triển của bé 

Dinh dưỡng nuôi thai nhi qua nhau thai sẽ bị giảm nếu mẹ bầu mắc huyết áp cao. Bên cạnh dinh dưỡng, biến chứng của huyết áp cao cũng có thể dẫn đến một số vấn đề khác trong phát triển của bé.

Xem thêm:  Các loại đột quỵ thường gặp và cách nhận biết

Tiền sản giật

Đối với các mẹ bầu gặp tình trạng huyết áp cao mãn tính thì sẽ dễ gặp biến chứng tiền sản giật hơn so với các mẹ có huyết áp bình thường.

Nhau bong non

Nhau bong non là một trong các biến chứng nguy hiểm nhất của huyết áp cao, thai nhi bị sớm tách khỏi thành tử cung của mẹ. Lúc này, mẹ bầu cần được cấp cứu trong thời gian nhanh chóng nhất.

Sinh non

Thai nhi không được cung cấp đủ dinh dưỡng và oxy là nguyên nhân chính dẫn đến việc sinh non.

Những biến chứng của huyết áp cao trong thai kỳ, sinh non

Trẻ sinh càng non thì nguy cơ ảnh hưởng sức khỏe càng nặng.

Sinh mổ

So với người có huyết áp bình thường, người mắc huyết áp cao có tỉ lệ phải sinh mổ cao hơn. Việc sinh mổ có thể gây những ảnh hưởng tiêu cực như: nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương nội tạng,…

1.3. Triệu chứng của huyết áp cao trong thai kỳ như thế nào?

Để nhận biết huyết áp cao trong thai kỳ, mẹ bầu có thể dựa vào một số triệu chứng như sau:

Phù: Phù là triệu chứng của huyết áp cao trong thai kỳ xuất hiện sớm nhất. Mẹ bầu có thể bị phù toàn thân, cảm thấy vùng da mềm hơn, ấn vào bị lõm, nằm nghỉ cũng không hết.

Tăng cân nhanh: Khi mắc huyết áp cao trong thai kỳ, chức năng thận suy giảm dẫn đến thể tích dịch cơ thể tăng lên, thai nhi chèn ép khiến tuần hoàn bị ứ, từ đó gây tăng cân nhanh.

Triệu chứng của huyết áp cao trong thai kỳ như thế nào?, Triệu chứng của huyết áp cao khi mang thai, tăng cân nhanh

Mẹ bầu tăng cân nhanh có thể là triệu chứng của tăng huyết áp khi mang thai.

Người ta thường nói huyết áp cao là “kẻ giết người thầm lặng” vì thường không có triệu chứng rõ nét, cụ thể. Do đó, để phát hiện và phòng tránh huyết áp cao, mẹ bầu cần thường xuyên đo huyết áp để phát hiện bệnh cũng như thường xuyên thăm khám định kỳ, tuân thủ chế độ ăn uống, tập luyện,… theo chỉ dẫn của bác sĩ.

1.4. Điều trị huyết áp cao trong thai kỳ

Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần được theo dõi chỉ số huyết áp, siêu âm định kỳ,… một cách sát sao, kỹ lưỡng. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường phải tham gia các xét nghiệm theo dõi sức khỏe cho thai nhi. Nếu mẹ bầu có huyết áp cao tăng ở mức độ nặng thì có thể cần phải uống các loại thuốc điều trị huyết áp cao để giảm và đưa huyết áp xuống mức bình thường. Mặt khác, nếu mẹ bầu có huyết áp tăng ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể ngưng uống thuốc và giảm liều điều trị.

Xem thêm:  Liệt dây thần kinh mặt cần phải làm gì?

2. Tiền sản giật trong thai kỳ

Nếu mang thai sau tuần thứ 20, mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng rối loạn nguy hiểm là tiền sản giật. Tình trạng rối loạn này có thể gây nên nhiều ảnh hưởng tiêu cực, biến chứng nguy hiểm đối với cả mẹ và bé. Dưới đây là những thông tin cụ thể của tiền sản giật.

2.1. Tiền sản giật là gì?

Tiền sản giật là một trong các hệ quả của huyết áp cao trong thai kỳ cùng các dấu hiệu bất thường trong hoạt động của hệ cơ quan (Protein niệu,… ). Tiền sản giật thường xảy ra và ảnh hưởng đối với 3 – 7% phụ nữ mang thai, được phát hiện sau khoảng 20 tuần thai kỳ. Đây là một tình trạng rối loạn huyết áp khá nguy hiểm đối với cả mẹ và bé.

2.2. Những biến chứng của tiền sản giật trong thai kỳ

Thai nhi chậm phát triển hoặc thậm chí là chết thai là một trong các biến chứng vô cùng nguy hiểm của tiền sản giật. Đối với mẹ bầu, các cơ quan như não, thận và gan có thể bị làm hư hại. Mẹ bầu cũng có thể phải đối mặt với nguy cơ rau bong non, suy tử cung – nhau thai,…

Đặc biệt, 10 – 20% phụ nữ bị tiền sản giật có nguy cơ mắc hội chứng tan máu, số lượng tiểu cầu thấp, xét nghiệm chức năng gan cao (hội chứng HELLP).

2.3. Nguyên nhân của tiền sản giật trong thai kỳ

Nguyên nhân của tiền sản giật trong thai kỳ hiện nay vẫn chưa được xác định rõ. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia đánh giá một số yếu tố dưới đây rất có thể là nguyên nhân gây ra tiền sản giật:

  • Mẹ bầu mang thai lần đầu tiên.
  • Người thân trong gia đình đã từng mắc bệnh tiền sản giật.
  • Mẹ bầu đã từng mắc tiền sản giật.
  • Mẹ bầu đã từng mắc huyết áp mãn tính hoặc mắc bệnh thận.
  • Mẹ bầu có độ tuổi > 40.
  • Mẹ bầu mang đa thai.
  • Mẹ bầu đang gặp một số bệnh như: đái tháo đường, lupus, hội chứng tăng đông máu,…
  • Mẹ bầu đang gặp tình trạng béo phì.
  • IVF: thụ tinh trong ống nghiệm 

Nguyên nhân của tiền sản giật trong thai kỳ, IVF (In Vitro Fertilization), thụ tinh trong ống nghiệm

Theo dõi và phát hiện sớm tiền sản giật cũng là một vấn đề hết sức quan trọng đối với thai kỳ thụ tinh ống nghiệm.

2.4. Triệu chứng của tiền sản giật trong thai kỳ như thế nào?

Nếu mắc tiền sản giật, mẹ bầu có thể gặp một số triệu chứng sau đây:

  • Phù.
  • Tăng cân đột ngột, quá mức.
  • Sưng mặt hoặc sưng bàn tay.
  • Xuất hiện đốm xuất huyết.
  • Gặp một số dấu hiệu của bệnh đông máu.
  • Đau đầu nặng.
  • Rối loạn thị giác.
  • Buồn nôn / nôn.
  • Tăng phản xạ.
  • Khó thở.
  • Thiểu niệu.
Xem thêm:  Hạ thân nhiệt ở trẻ sơ sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng ngừa

Triệu chứng của tiền sản giật trong thai kỳ như thế nào?, nôn, buồn nôn, triệu chứng tiền sản giật khi mang thai

Thai phụ nôn hay cảm thấy buồn nôn cũng có thể là triệu chứng mắc tiền sản giật.

Mặt khác, một số phụ nữ mắc tiền sản giật không có triệu chứng. Do đó, mẹ bầu nên thường xuyên thăm khám định kỳ, tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, vận động,… theo chỉ định của bác sĩ.

2.5. Điều trị tiền sản giật trong thai kỳ

Nếu mẹ bầu mắc tiền sản giật ở mức độ nhẹ thì có thể theo dõi ở bệnh viện, theo dõi ngoại trú,… Mặt khác, nếu mẹ bầu mắc tiền sản giật ở mức độ nặng thì cần phải được điều trị ở bệnh viện, uống thuốc và có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi,… theo yêu cầu, chỉ định của bác sĩ.

3. Cách phòng ngừa huyết áp cao và tiền sản giật trong thai kỳ

Hiểu được nguyên nhân cùng những ảnh hưởng, biến chứng phức tạp, nguy hiểm của huyết áp cao và tiền sản giật trong thai kỳ, các mẹ bầu nên chủ động phòng ngừa các tình trạng này để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé.

Cách phòng ngừa huyết áp cao và tiền sản giật trong thai kỳ, kiểm tra sức khỏe, kiểm soát huyết áp, khám thai thường sinh

Mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe trước và trong khi mang thai.

Mẹ bầu nên thường xuyên kiểm tra và kiểm soát huyết áp của mình; theo dõi sát sao đến một số thay đổi, biểu hiện trên cơ thể;… và nên đi khám thai thường xuyên để phát hiện vấn đề, bệnh lý sớm nhất có thể. Đối với các bạn đang gặp tình trạng thừa cân, các bạn nên giảm cân trước khi quyết định mang thai. Đối với các bạn mắc bệnh tiểu đường, huyết áp cao,… nên kiểm tra sức khỏe, kiểm soát tình trạng bệnh trước và trong quá trình mang bầu. Đặc biệt, các mẹ bầu luôn luôn phải tuân thủ đúng chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ trong suốt quá trình mang thai bé.

Trên đây là các thông tin cần thiết mà mẹ bầu nên tìm hiểu và nắm bắt rõ về huyết áp cao và tiền sản giật trong thai kỳ, từ đó đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, bạn có thể liên hệ với Công ty Cổ phần Thiết bị Y Sinh (BIOMEQ) theo số Hotline: (028) 22 600 006 – 0972 597 600 để được tư vấn và giải đáp cụ thể.