Tăng huyết áp thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Chứng tăng huyết áp thai kỳ (hay còn gọi là PIH) xuất hiện ở 5-10% phụ nữ trong thời gian thai kỳ. Thai phụ ở giai đoạn này nếu không được phát hiện bệnh sớm có thể dẫn tới sản giật , tiền sản giật hoặc nguy hiểm hơn có thể dẫn đến sinh non, chết lưu thai nhi. Để phòng ngừa bệnh lý này, hãy cùng MicroLife tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

1.Tổng quan về bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ

Tăng huyết áp thai kỳ thường xuất hiện từ sau khi thai nhi được 20 tuần và trở về mức ít nguy hiểm hơn vào 6 tuần tuổi sau sinh. Thai phụ khi mắc chứng tăng huyết áp ở mức độ nhẹ sẽ dao động khoảng 140-159/90-109 mmHg, và rơi vào khoảng ≥ 160/100mmHg khi ở mức độ nặng hơn.

Những thể thường gặp khi mắc chứng tăng huyết áp ở thai kỳ như sau:

1.1. Tăng huyết áp mãn kinh

Thường xuất hiện từ trước khi sản phụ mang thai hoặc khi thai kỳ được 20 tuần. Tình trạng tăng huyết áp thường kéo dài đến hơn 42 ngày ngày sau khi sinh và ảnh hưởng đến protein niệu

Tăng huyết áp thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 1

1.2. Tăng huyết áp thai kỳ

Sau tuần thứ 20 mẹ bầu mang thai, chứng bệnh này sẽ thường xuất hiện và sẽ bình thường trở lại trong 42 ngày sau sinh. Tuy nhiên nếu bệnh lý không thuyên giảm sau thời gian này thì có nguy cơ tiến triển thành tăng huyết áp mãn tính

1.3. Chứng tiền sản giật

Đây thường là thể lâm sàng đầu tiên có khả năng xuất hiện khi mẹ bầu mang thai lần đầu, thai trứng, đa thai, có tiền sử mắc bệnh thận, đái tháo đường hay hội chứng phospholipid. Chứng tiền sản giật thường được chẩn đoán theo kết quả xét nghiệm protein niệu, huyết áp tâm thu > 140mmHg hay huyết áp tâm trương < 90mmHg. Chứng bệnh này xuất hiện cả ở những sản phụ có huyết áp bình thường trước đó. Tiền sản giật có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi do khả năng suy nhau thai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh non.

Xem thêm:  Nước chanh thần dược hay hiểm họa cho người cao huyết áp?

1.4. Chứng tiền sản giật với bệnh lý nền tăng huyết áp mãn tính

Xác suất thể này xuất hiện cao hơn khi sản phụ vừa huyết áp cao vừa lần đầu thêm protein niệu.

Tăng huyết áp thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 2

2. Nguyên nhân gây chứng tăng huyết áp thai kỳ ở sản phụ

Tăng huyết áp thai kỳ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu trong thai kỳ. 25% trường hợp sinh non ở thai phụ là có nguyên nhân là chứng tăng huyết áp. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến chứng bệnh nguy hiểm này:

  • Sản phụ thiếu các hoạt động về thể chất, vận động dưỡng thai
  • Thai phụ có chế độ dinh dưỡng không khoa học hoặc ăn đồ quá mặn
  • Sự thay đổi đột ngột của thời tiết 
  • Phụ nữ mang thai ở độ tuổi ngoài 35
  • Sản phụ có tiền sử đái tháo đường hoặc các bệnh lý khác có thể dẫn tới tăng huyết áp thai kỳ

3. Các triệu chứng tăng huyết áp thai kỳ thường gặp ở phụ nữ mang thai

Tùy vào cơ địa của từng sản phụ mà tăng huyết áp thai kỳ lại có triệu chứng không giống nhau hoặc ở một số sản phụ còn không xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp khi phụ nữ mang thai mắc chứng tăng huyết áp thai kỳ ở nửa sau của giai đoạn thai sản:

  • Lên cân đột ngột
  • Thị lực bị rối loạn (nhìn mờ, thị lực thoáng qua, nhìn đôi…)
  • Chân, tay sưng phù
  • Nôn mửa, mắc ói
  • Xuất hiện những cơn đau đầu, tức ngực, khó thở, đau vùng thượng vị dữ dội

Tăng huyết áp thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 3

4. Chẩn đoán và đánh giá nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ

Cao huyết áp thai kỳ đơn thuần sẽ không để lại những biến chứng nguy nếu không có biểu hiện tiền sản giật. Vì vậy, mẹ bầu nên được đi khám thai thường xuyên để được theo dõi huyết áp và làm các xét nghiệm cần thiết.

Xem thêm:  Chỉ số SPO2 bình thường là bao nhiêu? SPO2 là gì?

4.1 Đo huyết áp

Đo huyết áp thường xuyên là một thói quen mẹ bầu nên hình thành. Tư thế ngồi khi đo huyết áp cũng cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu cần ngồi với phần băng quấn ở cánh tay có kích thước phù hợp với vị trí ngang tim hoặc nằm nghiêng bên trái nếu đang trong chuyển dạ. Huyết áp kế thủy ngân vẫn là dụng cụ đo huyết áp chính xác nhất cho thai phụ. Các bác sĩ đưa ra lời khuyên rằng những dụng cụ đo huyết áp tự động thường đo được huyết áp thấp hơn huyết áp chuẩn của thai phụ nên không đáng tin cậy. Chẩn đoán chứng tăng huyết áp thai kỳ nên được theo dõi lưu động. Dụng cụ theo dõi huyết áp lưu động được cho là có khả năng tránh việc điều trị khi chưa cần thiết hoặc hữu ích khi phát hiện kịp thời mẹ bầu có nguy cơ cao tăng huyết áp thai kỳ.

Tăng huyết áp thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 4

4.2. Làm xét nghiệm cận lâm sàng 

Những loại xét nghiệm được khuyến khích mẹ bầu tăng huyết áp thai kỳ nên theo dõi bao gồm xét nghiệm phân tích nước tiểu, phân tích công thức máu, men gan, acid uric huyết thanh hay creatinine huyết thanh…Trong tháng đầu thai kỳ, phụ nữ mang thai nên đánh giá tiểu đạm để phát hiện tiền sử  bệnh thận và giữa thai kỳ để tầm soát khả năng tiền sản giật. 

Ngoài các xét nghiệm cần thiết cơ bản, cẩn thận hơn mẹ bầu nên trải qua các xét nghiệm như: siêu âm vùng tuyến thượng thận, xét nghiệm metanephrine trong huyết thanh và xét nghiệm nước tiểu, siêu âm doppler động mạch ở vùng tử cung cũng rất hữu ích để phát hiện nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật hay chậm phát triển ở tử cung. 

Xem thêm:  Huyết áp người già trên 80 tuổi: Cách tự chăm sóc tại nhà như thế nào?

5. Điều trị bệnh tăng huyết áp thai kỳ 

Khi mang thai, việc khám thai định kỳ và thói quen đo huyết áp thường xuyên là cực kỳ quan trọng. Việc phát hiện được bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ trước khi mang thai phải được điều trị ổn định dựa trên nguyên nhân gây ra bệnh lý. Tăng huyết áp thai kỳ đơn thuần sẽ không có những biểu hiện của chứng tiền sản giật vì vậy mẹ bầu cần đi khám thai thường xuyên để theo dõi huyết áp một cách kỹ càng nhất. Khi mẹ bầu mắc chứng tăng huyết áp trong tiền sản giật cần phải điều trị tại các cơ sở y tế chuyên khoa uy tín. Với chỉ điều trị nội trú không những không có kết quả còn có nguy cơ phải mổ lấy thai sớm, ảnh hưởng đến thai nhi và sức khỏe mẹ bầu.

Tăng huyết áp thai kỳ: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị 5

Thông qua bài viết trên, mong rằng các mẹ bầu đã có được cái nhìn khái quát về bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ. Microlife – thương hiệu đến từ Thụy Sĩ chuyên cung cấp các thiết bị chẩn đoán y khoa sử dụng tại nhà và trong các cơ sở y tế như: máy đo huyết áp, nhiệt kế điện tử, máy đo nồng độ oxymáy xông mũi họng… với mong muốn chăm sóc được toàn diện sức khỏe cho phụ nữ khi mang thai. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng những thiết bị chăm sóc sức khỏe tiên tiến nhất cho mẹ bầu:

CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y SINH (BIOMEQ)

Cơ sở phân phối chính hãng tại Việt Nam

Địa chỉ: 89 Trần Văn Dư, Phường 13, Quận Tân Bình, TP.HCM

Tel: (028) 22 600 006 – Hotline: 0972 597 600