Biến chứng nguy hiểm mà bạn không nên bỏ qua nếu không điều trị tăng huyết áp

Có đến 1/3 người mắc bệnh tăng huyết áp không có triệu chứng và căn cứ vào những biến chứng vô cùng nguy hiểm của căn bệnh này, người ta đã ví: Tăng huyết áp như một “kẻ giết người thầm lặng”. Vậy cụ thể biến chứng có thể gặp nếu không điều trị tăng huyết áp kịp thời, đúng cách là gì? Nguyên nhân, cách phòng ngừa và điều trị căn bệnh này như thế nào? Để tìm hiểu câu trả lời, mời bạn cùng đồng hành với Microlife trong bài viết dưới đây.

1. Bệnh tăng huyết áp là gì?

Bệnh tăng huyết áp hay được gọi với cái tên cao huyết áp là một bệnh lý mạn tính phổ biến, thường gặp hiện nay, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Để chẩn đoán bệnh cao huyết áp, bạn cần thực hiện đo huyết áp. Sau đó, dùng chỉ số đo được để chẩn đoán bệnh. Cụ thể:

– Khi đo tại phòng khám: lớn hơn hoặc bằng 140/90 mmHg.

– Khi đo tại nhà: lớn hơn hoặc bằng 135/85 mmHg.

– Khi đo bằng máy theo dõi huyết áp liên tục 24h: lớn hơn hoặc bằng 130/80 mmHg.

2. Biến chứng nguy hiểm có thể gặp nếu không điều trị tăng huyết áp

Cao huyết áp nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể gây nên rất nhiều những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tiêu cực đến các bộ phận quan trọng của cơ thể. Cụ thể:

2.1. Biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch

Động mạch vành sẽ bị tắc nghẽn, lượng máu tới tim giảm,… là hậu quả của huyết áp cao trong thời gian dài. Bên cạnh đó, cao huyết áp còn là nguyên nhân dẫn đến thiếu máu cơ tim, đau ngực trái, phì đại thất trái,… và thậm chí là suy tim, đột quỵ, đe dọa tới sức khỏe và tính mạng của con người.

2.2. Biến chứng nguy hiểm liên quan đến não

Huyết áp cao khiến động mạch cảnh, động mạch não bị hẹp lại; từ đó, lượng máu bơm lên não ít, không đủ và dẫn đến thiếu máu não, hoa mắt, chóng mặt,… Bên cạnh đó, tăng huyết áp còn là một trong các nguyên nhân gây nên nhũn não, xuất huyết não, đột quỵ,… vô cùng nguy hiểm.

2.3. Biến chứng nguy hiểm liên quan đến thận

Huyết áp cao trong thời gian dài có thể làm tăng áp lực nơi cầu thận, gây nên suy yếu bộ lọc của thận. Nếu không được kiểm soát còn có thể dẫn đến suy thận cấp hay mạn tính.

2.4. Biến chứng nguy hiểm liên quan đến mắt

Huyết áp cao có thể làm gia tăng áp lực tác động lên thành mạch máu nhỏ xung quanh nuôi dưỡng mắt, khiến những thành mạch đó bị giãn, vỡ, nứt,…; làm tổn thương dây thần kinh thị giác, gây xuất hiện dịch kính, hiệu ứng ruồi bay, tắc động mạch trung tâm võng mạc,…

Xem thêm:  Lúc nào là thời điểm huyết áp cao nhất trong ngày?

biến chứng nguy hiểm đến mắt

2.5. Biến chứng liên quan đến mạch ngoại vi

Động mạch chậu, động mạch đùi và động mạch chân có thể bị hẹp lại do huyết áp cao. Nếu tình trạng này kéo dài hoặc không được xử lý, người mắc bệnh có thể bị đau chân, đi lại khó khăn,…

3. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tăng huyết áp

Nguyên nhân gây nên bệnh tăng huyết áp là gì và triệu chứng của bệnh là như thế nào? Câu trả lời sẽ được Microlife đề cập ngay dưới đây.

3.1. Nguyên nhân

Nguyên nhân của cao huyết áp được chia thành 2 loại chính: nguyên phát và thứ phát.

Nguyên phát

– Tuổi tác: Tuổi càng cao thì tỷ lệ và nguy cơ mắc cao huyết áp càng tăng.

– Di truyền: Nếu tiền sử gia đình bạn có người mắc bệnh cao huyết áp thì bạn cũng sẽ có khả năng mắc bệnh lý này.

– Người thừa cân, béo phì, đái tháo đường: Chế độ ăn uống không lành mạnh, ít vận động khiến tỷ lệ mắc bệnh ở nhóm người này cao gấp 2 đến 6 lần người bình thường, người gầy.

– Thói quen, chế độ ăn uống: Người ăn quá nhiều muối, chất béo, đường; thường xuyên sử dụng đồ uống có cồn như rượu, bia dễ mắc cao huyết áp hơn so với những người ăn nhạt.

Thứ phát

– Do mắc một số bệnh lý liên quan đến thận như: u thận, tắc mạch vùng thận, suy thận.

– Mắc chứng rối loạn hô hấp lúc ngủ.

– Do mắc một số khuyết tật bẩm sinh: hẹp động mạch chủ,…

– Bị căng thẳng tâm lý, stress.

– Gặp một số hội chứng như: Conn (cường Aldosteron), Cushing.

– Rối loạn hooc-môn tại tuyến thượng thận.

– Do tác dụng phụ của một số loại thuốc: thuốc giảm đau, thuốc giảm cân, thuốc tránh thai,…

– Phụ nữ mang thai lần đầu, các biến chứng thai sản.

– …

nguyên nhân bệnh

3.2. Triệu chứng

Để phát hiện và điều trị kịp thời bệnh cao huyết áp, bạn có thể căn cứ vào một số triệu chứng phổ biến, thường gặp sau đây:

Đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng

Áp lực thường xuyên của dòng máu tác động lên thành mạch sẽ bị tăng do căn bệnh cao huyết áp. Do đó, thành mạch sẽ dần bị giãn ra và tổn thương. Đặc biệt, các mạch máu nhỏ trong não cũng phải chịu những tổn thương này, từ đó gây nên triệu chứng đau đầu, căng thẳng, chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng và có thể khiến người bệnh bị ngã, té,… vô cùng nguy hiểm.

Nếu bạn đã gặp phải triệu chứng đau đầu, chóng mặt và mất thăng bằng kể trên; kèm theo đó là huyết áp > 180/110 mmHg thì rất có thể bệnh của bạn đã trở nên nặng và ác tính, bạn cần nhanh chóng đi khám và điều trị.

Xem thêm:  Tăng huyết áp nguyên phát: Nguyên nhân, triệu chứng, cách chẩn đoán và điều trị sao cho hiệu quả

Chảy máu mũi

Ở giai đoạn đầu, huyết áp tăng cao sẽ gây nên chảy máu mũi: máu chảy nhiều, khó ngừng,… do áp lực thành mạch máu cao hơn bình thường khiến mạch máu bị tổn thương và vỡ.

Xuất hiện vệt máu ở trong mắt, xuất huyết kết mạc

Nếu huyết áp cao trong thời gian dài không được điều trị đúng cách và kịp thời có thể gây vỡ các mạch máu trong võng mạc mắt, là nguyên nhân xuất huyết võng mạc – dịch kính, mờ mắt, mù,… vô cùng nguy hiểm.

Buồn nôn, nôn

Tăng huyết áp trong thời gian dài sẽ khiến lượng oxy ở não bị thiếu, từ đó khiến người bệnh có cảm giác khó chịu và buồn nôn. Tuy nhiên, triệu chứng nôn và buồn nôn còn gắn liền với nhiều bệnh lý khác. Do đó, khi gặp triệu chứng này, bạn nên tiến hành đo huyết áp hoặc đến tham khảo ý kiến, chỉ định của bác sĩ.

buồn nôn

Đau ngực

Cao huyết áp kéo theo sự tăng của áp lực bơm máu và sức cản ngoại biên. Do đó, trái tim phải tăng sức co bóp, đòi hỏi dinh dưỡng tạo oxy cung cấp cho tim nhiều hơn. Trong trường hợp các mạch máu nuôi tim đã bị xơ vữa, các chất dinh dưỡng cung cấp cho tim dễ bị hạn chế, từ đó cơ tim bị thiếu máu và kết quả là đau ngực.

Đổ mồ hôi, đỏ bừng mặt

Để đối phó với cao huyết áp, các mạch máu trên mặt phải giãn ra; từ đó gây nên hiện tượng đỏ bừng mặt. Ngoài ra, nếu huyết áp tăng cao đột ngột, người bệnh còn có thể bị lạnh ẩm ở chân tay, đổ mồ hôi, tái da,…

Tăng huyết áp không triệu chứng

Thống kê cho thấy có đến 1/3 số người mắc cao huyết áp không xuất hiện triệu chứng. Khi bệnh tiến triển nặng hay tình cờ đi khám sức khỏe định kỳ, họ mới nhận biết được bệnh của mình. Để ngăn ngừa tình trạng đó, tất cả chúng ta nên chủ động đo huyết áp thường xuyên, khám sức khỏe đúng định kỳ để có thể phát hiện và điều trị bệnh (nếu có) an toàn, kịp thời.

4. Phương pháp phòng ngừa và điều trị tăng huyết áp hiệu quả

Để phòng ngừa, điều trị bệnh tăng huyết áp một cách an toàn và hiệu quả, các bạn có thể tham khảo một số biện pháp dưới đây:

Sử dụng thuốc huyết áp theo yêu cầu của bác sĩ (nếu cần)

Một số loại thuốc thường được sử dụng để điều trị cao huyết áp hiện nay bao gồm: Thuốc ức chế Beta, thuốc lợi niệu, thuốc gây ức chế ACE, thuốc chặn Canxi,…

Xem thêm:  Huyết áp bà bầu 130/80 có cao không? Nguyên nhân và các triệu chứng

Tùy thuộc vào tình trạng và mức độ cao huyết áp, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc và liều lượng phù hợp với từng bệnh nhân. Bạn nên tuân theo đúng chỉ định, hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

sử dụng thuốc

Xây dựng lối sống lành mạnh

Để kiểm soát huyết áp ở mức ổn định, lối sống đóng vai trò quan trọng tất yếu. Bạn nên phân phối thời gian hợp lý giữa học tập, làm việc và nghỉ ngơi; tránh làm việc quá sức, lo âu, căng thẳng, stress;…

Chế độ ăn khỏe mạnh

Giảm lượng chất béo, giảm lượng muối và đường, ăn nhạt, bổ sung rau quả vào khẩu phần ăn,… là các biện pháp lý tưởng giúp bạn hạ và ổn định huyết áp.

Giữ / đưa cân nặng về mức lý tưởng

Một cơ thể khỏe mạnh với mức cân nặng lý tưởng là phương pháp hoàn hảo nhất giúp chúng ta phòng tránh và ngăn ngừa bệnh huyết áp. Bạn có thể căn cứ vào chỉ số khối cơ thể (BMI) để kiểm soát và điều chỉnh cân nặng của mình.

Thường xuyên tập thể dục, thể thao

Mỗi ngày bạn hãy dành ít nhất 0.5 h để tập luyện thể dục, thể thao. Việc làm này không những giúp bạn nâng cao sức khỏe, phòng tránh và làm ổn định huyết áp cao mà còn là phương pháp hữu hiệu để giảm stress, nâng cao sức khỏe tinh thần,…

Theo dõi sát sao chỉ số huyết áp, khám sức khỏe theo đúng định kỳ

Dù bạn đã, đang hay chưa mắc bệnh huyết áp cao, bạn vẫn nên theo dõi sát sao chỉ số huyết áp của mình để phát hiện và điều trị bệnh huyết áp một cách kịp thời, nhanh chóng. Bên cạnh đó, bạn nên đi khám sức khỏe theo đúng định kỳ (6 tháng / 1 lần) để nhận biết và nắm bắt rõ về trạng thái, tình trạng sức khỏe cơ thể mình.

khám sức khỏe

Trên đây là các biến chứng có thể gặp nếu không điều trị tăng huyết áp kịp thời, đúng cách và một số thông tin liên quan đến căn bệnh nguy hiểm này mà bạn có thể tham khảo. Mong rằng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ hơn về cao huyết áp và có cho mình những phương pháp, cách thức phòng tránh, điều trị hiệu quả, an toàn. Nếu còn bất kỳ băn khoăn gì, hãy liên hệ với Microlife theo hotline (028) 22 600 006 – 0972 597 600 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí, cụ thể.

Kiểm soát tăng huyết áp tại nhà bằng máy đo Microlife B3 Basic

Kiểm soát tăng huyết áp tại nhà bằng máy đo Microlife B3 Basic

25%
Original price was: 1.950.000 ₫.Current price is: 1.462.500 ₫.